Nga trấn an thị trường giữa khủng hoảng giá dầu
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, các nhà đầu tư đừng nên quá “kịch tính hóa” và có hành động tiêu cực về việc giá dầu phá vỡ kỷ lục gần đây, gây sốc và sụt giảm mạnh.
“Đừng kịch tính hóa tình hình. Đây là một thị trường trên giấy, kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh, và không phải là dầu vật chất được giao”, ông nói với hãng tin Interfax của Nga.
Ông Novak nói rằng Nga và các nước OPEC đang theo dõi chặt chẽ tình hình và, nếu cần thiết, có thể có cơ hội để phản ứng.
Một số người tham gia thị trường dầu nghĩ rằng Nga sẽ cắt giảm sản xuất còn những người khác nói rằng Tổng thống Trump nên cấm nhập khẩu dầu nước ngoài. Ông Novak nói với Interfax rằng giá dầu sẽ vẫn biến động cho đến khi OPEC cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận, bắt đầu vào ngày 1/5. Vào hôm thứ Tư, giá dầu giao dịch ở mức 19 USD.
Video đang HOT
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đối thoại với phía Saudi Arabia. Ảnh: AP.
Công ty dầu khí Tatneft là công ty thứ hai nói trong tuần này rằng họ sẽ không trả cổ tức trong năm nay. Cổ phiếu của họ đã giảm gần 50% trong ba tháng qua. Trước đó, TMK cũng cho biết sẽ không trả cổ tức trong năm nay. Động thái tương tự có thể sẽ còn được nhiều công ty thực hiện khi còn chưa rõ sự phục hồi của giá dầu ra sao và tác động của dịch Covid-19 đối với nhu cầu dầu toàn cầu và tăng trưởng kinh tế.
Tổng thống Trump cho biết trong buổi họp báo vào thứ Ba rằng giá dầu sẽ chỉ quay trở lại một khi nền kinh tế Hoa Kỳ hoạt động đầy đủ trở lại. Việc phong tỏa được thực hiện đã khiến dầu thô trở thành mặt hàng bị ghét nhất. Nguồn cung dầu quá lớn đang lưu thông trên toàn cầu hiện đang ở trong các nhà kho, siêu bồn cỡ lớn và đường ống dầu. Dầu hiện không còn chỗ nào để đưa đi.”Việc ngừng hoạt động kinh tế trên toàn thế giới đã làm giảm nhu cầu đáng kể”, Gregory Leo, giám đốc đầu tư và quản lý tài sản toàn cầu của Ngân hàng IDB ở New York cho biết. “Phép tính khá đơn giản. Sản lượng dầu hiện tại là khoảng 90 triệu thùng mỗi ngày, nhưng nhu cầu chỉ là 75 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi các hợp đồng tương lai đáo hạn vào cuối năm nay vẫn giao dịch cao tới 30 USD/ thùng và nếu sự mất cân bằng cung / cầu này không được điều chỉnh thì số phận của họ cũng sẽ tương tự”, ông nói về sự sụp đổ gần đây của giá dầu mỏ.
Và số phận của một số công ty năng lượng cũng vậy. Người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ với chi phí khai thác dầu cao nhất. Ngay cả các nhà sản xuất chi phí thấp nhất, như Exxon và Chevron, vẫn cần giá gần 30 USD/thùng để hòa vốn.
An Bình
"Tiếp bước" Saudi Arabia, ba thành viên OPEC khác giảm giá dầu
Hãng tin trên dẫn nguồn cho biết, Iraq và Kuwait - các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cũng tiếp nối Saudi Arabia tuyên bố giảm giá bán dầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TASS)
Theo hãng tin Bloomberg, Iraq, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố chiến tranh dầu mỏ với Nga.
Hãng tin trên dẫn nguồn cho biết, Iraq và Kuwait - các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cũng tiếp nối Saudi Arabia tuyên bố giảm giá bán dầu.
Iraq sẵn sàng giảm giá bán dầu thô trong tháng 4/2020 ở mức 5 USD/thùng đối với các khách hàng châu Á trong khi Kuwait tuyên bố giảm giá 6 USD/thùng. Ngoài ra, Iraq có kế hoạch tăng nguồn cung dầu trong tháng 4/2020. Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (Abu Dhabi National Oil Company) thông báo ý định tăng sản lượng dầu vào tháng tới, điều này cũng sẽ gây sức ép đối với giá bán dầu mỏ.
Nga đã không ủng hộ thỏa thuận cắt giảm mạnh hơn sản lượng dầu mà OPEC đề xuất tại cuộc họp ngày 6/3. Theo Nga, hai kịch bản đã được thảo luận tại các cuộc thảo luận bao gồm kịch bản thứ nhất (mà Nga chủ trương) là tiếp tục giữ nguyên sản lượng dầu cắt giảm như thỏa thuận hiện có, và kịch bản thứ hai (được Saudi Arabia thúc đẩy) là cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu. Tuy vậy, các bên đã không đi đến một quyết định thống nhất.
Trước thông tin về việc Nga và OPEC không đạt được thỏa thuận cắt giảm mạnh hơn sản lượng dầu, giá "vàng đen" đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.
Tại phiên giao dịch 9/3, giá dầu Brent tại thị trường London (Vương quốc Anh) có lúc giảm tới 30% xuống còn 31 USD/thùng. Trong phiên sau đó giá dầu Brent đã tăng trở lại, song sang phiên 11/3 lại giảm 3,8% xuống 35,79 USD/thùng.
Duy Trinh
Theo TTXVN/Vietnam
VN-Index bật tăng sau cú sốc giá dầu âm Mặc dù ngay từ phiên mở cửa sáng 22/4, các chỉ số chứng khoán lao dốc mạnh, có thời điểm VN-Index mất tới 16 điểm; tuy nhiên, kết thúc phiên sáng 22/4, VN-Index tăng 1,97 điểm (0,26%), lên 768,81 điểm. Sàn giao dịch Frankfurt (Đức). Ảnh minh họa: TTXVN Chứng khoán thế giới tối 21/4 đã có thêm phiên lao dốc khi giá...