Nga, TQ, Iran bị tố đồng lõa thảm sát Syria
Tổ chức Anh em Hồi giáo Syria ngày 6-2 đã cáo buộc Nga, Trung Quốc và Iran tội đồng lõa trong “cuộc thảm sát” do lực lượng của chính quyền Damascus tiến hành.
Ít nhất 260 dân thường thiệt mạng trong cuộc tấn công mới nhất của lực lượng chính phủ vào thành phố Homs từ hôm 3-2
“Chúng tôi coi Nga,Trung Quốc và Iran là tòng phạm dính líu trực tiếp đến vụ thảm sát kinh hoàng chống lại nhân dân chúng tôi”, phát ngôn viên tổ chức này – ông Zouheir Salem nói trong tuyên bố đưa ra từ London (Anh).
Ông Zouheir cáo buộc ba quốc gia nói trên đã cung cấp vũ khí cùng nhiều trang thiết bị cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad vốn đang tìm cách chấm dứt cuộc nổi dậy kéo dài 11 tháng qua, và như vậy “đã trực tiếp nhúng tay vào cuộc thảm sát những người dân không có khả năng tự vệ”.
Theo các tổ chức nhân quyền, hơn 6.000 người đã bị giết hại trong cuộc nổi dậy nổ ra tại Syria từ giữa tháng 3 năm ngoái.
Video đang HOT
Theo Người Lao Động
7 đại sứ quán Syria trên thế giới bị đập phá
Sau khi thông tin về cuộc đàn áp đẫm máu ở thành phố Homs, 7 đại sứ quán của Syria khắp nơi trên thế giới đã bị những người biểu tình phẫn nộ lao vào tấn công và đốt phá.
Đại sứ quán Syria ở thủ đô Cairo, Ai Cập bị phóng hoả đốt cháy.
Các nhà hoạt động cho hay quân đội Syria đã nã pháo và súng cối trong cuộc giao tranh khiến 200 người vào lúc rạng sáng thứ 7 ở Homs. Tuy nhiên, chính phủ Syria đã bác bỏ thông tin này.
Sau khi thông tin về cuộc đàn áp khốc liệt này được đưa ra, hàng loạt các nhóm biểu tình ở các nước đã đột nhập vào đại sứ quán Syria đập phá và gây rối.
Cảnh sát Úc cho hay đám đông đã ập vào đại sứ quán ở thủ đô Canberra tối thứ 7 và đập phá gây hư hại toàn bộ tần một của toà nhà hai tầng.
Đại sứ Syria, Jawdat Ali kể rằng có khoảng 50 người nhảy qua cửa chính, đập phá đồ đạc và ăn trộm máy tính. Hiện tại, vẫn chưa có thống kê cụ thể về tổng thiệt hại gây ra.
Ông Ali đổ lỗi việc này là do truyền thông đưa tin sai lệch về xung đột ở Syria và kích động hành động mà ông gọi là "man rợ" và "khủng bố".
Hãng tin AP đưa tin, trong cùng ngày, người biểu tình cũng đã đột nhập vào phá phách đại sứ quán Syria ở Luân Đôn. Cảnh sát Anh đã phải sử dụng đến dùi cui để giải tán đám đông. 12 người đã bị bắt giữ sau đợt tấn công này.
Quang cảnh tương tự cũng diễn ra ở thủ đô Athen, Hy lạp. Cảnh sát đã phải bắt giữ 13 người trong nhóm đột nhập vào đại sứ quán Syria lúc rạng sáng cùng ngày. Hôm thứ 6, 20 người đã xông vào đại sứ quán Syria ở thủ đô Berlin, Đức đập phá văn phòng.
Người Syria biểu tình ở thủ đô Cairo, Ai Cập đã phóng hoả đốt đại sứ quán Syria. Trong khi đó, những người biểu tình ở Cô Oét đã đập phá cửa sổ đại sứ quán Syria và kéo cờ của lực lượng đối lập. Thông tấn xã Cô Oét đưa tin, một số nhân viên an ninh đã bị thương sau các cuộc ẩu đả với người biểu tình. Khoảng 300 người Syria lưu vong và những người ủng hộ Libya đã chiếm đóng đại sứ quán Syria ở thủ đô Tripoli và treo cờ của lực lượng đối lập trên cổng của đại sứ quán.
Tình hình diễn ra ở đại sứ quán Syria ở Tunisia còn có vẻ trầm trọng hơn khi người biểu tình đã quyết định trục xuất đại sứ Syria và không công nhận chính quyền của tổng thống Bashar Assad để trả đũa cho cái gọi là cuộc tàn sát đẫm máu ở Homs.
Chính phủ Syria thì gọi các bản tin về vụ tấn công ở Homs là một phần của chiến dịch kích động do các nhóm chống lại Syria giật dây nhằm lợi dụng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bỏ phiếu cho dự thảo kêu gọi ông Assad từ chức của Liên đoàn Ảrập. Nga và Trung Quốc tuy nhiên đã phủ quyết nghị quyết này bất chấp những nỗ lực đàm phán đến phút cuối trước cuộc bỏ phiếu.
Tại Canberra, quang cảnh đại sứ quán tan hoang với những cánh cửa, bình hoa cây cảnh bị đập vỡ nằm ngổn ngang khắp nơi. Những ô cửa sổ bị vỡ đã được thay thế bằng những tấm nhựa gá tạm, bảng đồng khắc tên đại sứ quán đã bị dứt bỏ đập nát vứt chỏng chơ trên đất.
Ông Ali nói rằng hai nhân viên đang có mặt khi đại sứ quán bị tấn công nhưng rất may cả hai người này đều không bị hãm hại hay đe dọa. Đài truyền hình Úc đưa tin hai người này đã trốn trong tầng hầm của toà nhà.
Đám đông quậy phá đã bỏ đi trước khi cảnh sát đến và cho đến chủ nhật không có ai bị bắt.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Kevin Rudd đã bày tỏ mối quan ngại "sâu sắc" của nước này về vụ tấn công.
"Những hành động như vậy không được chấp nhận trên đất Úc", ông Rudd tuyên bố trong một thông cáo.
Ông Rudd cũng nói rất "bàng hoàng" khi biết Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm chấm dứt cuộc tàn sát ở Syria.
Theo Infonet
Syria: "đụng độ" khiến 18 người chết Các binh sĩ đào ngũ đánh nhau với quân đội của chính phủ hôm Chủ nhật, một trong những trận chiến lớn nhất qua 9 tháng nổi dậy; trong khi một cuộc đình công đóng của các doanh nghiệp. Những người phản đối khiêng quan tài của Abdul Haleem Baqour trong lễ tang của ông ở Hula, gần Horns vào ngày 10.12.2011 Ủy...