Nga tóm được “sứ giả chiến tranh” Tomahawk của Mỹ ở Syria
Tên lửa Tomahawk được cho là hơi lỗi thời so với vũ khí siêu thanh và siêu âm Nga đang sở hữu nhưng việc tóm được “sứ giả chiến tranh” của Mỹ vẫn được xem là có ý nghĩa đáng kể đối với Nga.
Nga cho biết, rằng họ đã thu hồi được tên lửa hành trình Tomahawk được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” của Mỹ.
Tên lửa này được Mỹ phóng vào Syria nhưng không phát nổ. Các quan chức Nga cam đoan rằng việc kiểm tra 2 tên lửa Tomahawks của Mỹ sẽ cho phép Nga phát triển thiết bị gây nhiễu mới.
“Có tên lửa này trong tay, chúng tôi có thể hiểu rõ các kênh liên lạc, thông tin và kiểm soát, điều hướng cũng như phạm vi tìm kiếm mục tiêu của nó… Khi biết tất cả các thông số này, chúng tôi sẽ có thể chống lại các tên lửa hành trình này hiệu quả hơn trong tất cả các giai đoạn triển khai chiến đấu của chúng”, ông Vladimir Mikheev, cố vấn cho phó tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn điện tử KRET thuộc sở hữu nhà nước của Nga tuyên bố.
Các chuyên gia khác của Nga cho rằng, 2 tên lửa Tomahawks sẽ tiết lộ các bí mật của những hệ thống tên lửa dẫn đường mới nhất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo tạp chí National Interest, thật khó để tin rằng đến bây giờ Nga mới nắm trong tay “sứ giả chiến tranh” Tomahawk của Mỹ. Và Tomahawk được cho là hơi lỗi thời so với vũ khí siêu thanh và siêu âm Nga đang sở hữu vì thế việc người Nga mổ xẻ tên lửa Mỹ để tìm hiểu công nghệ cũng được cho là… có vấn đề.
Trong trường hợp Nga muốn tìm hiểu để gây nhiễu Tomahawk, thì điều đó không phải là vấn đề đáng ngại đối với Mỹ, theo National Interest. Bởi bất cứ khi nào hệ thống radar và liên lạc có nguy cơ bị nhiễu, thì chúng sẽ được nâng cấp với các thiết bị chống nhiễu mới.
Theo danviet.vn
Dựng lên 'mối đe dọa Nga', Mỹ muốn biến Ba Lan thành 'tốt thí'?
Chuyên gia tin rằng một mối liên minh chặt chẽ với Mỹ sẽ mặc định biến Ba Lan thành một quốc gia bọc sườn đông cho NATO và trở thành một tiền đồn quân y.
Chuyên gia người Ba Lan Piotr Panasiuk viết trên cổng thông tin Salon 24 rằng: " Không có gì khó để một người Ba Lan viết về Nga. Đặc biệt là hiện giờ, khi tiếng nói chống Nga đang ầm ầm lan truyền khắp truyền thông Ba Lan, và bất kỳ nhà báo hay chính trị gia nào cũng có nghĩa vụ phải lên án Nga - bởi điều đó là cần thiết. Điều này như một tấm chắn che kín cảm xúc trong đầu của hầu hết người Ba Lan mà không một suy nghĩ sáng suốt nào có thể lọt qua".
" Vấn đề tranh luận chính ở đây có bản chất địa chính trị - đó là lời đáp cho câu hỏi: người Ba Lan cần một Ba Lan như thế nào? Một Ba Lan đóng cửa trên tất cả các biên giới của cái gọi là sườn đông của NATO - đóng vai trò như một pháo đài vũ trang giữa Nga và Đức, một tiền đồn quân y của Mỹ? Hay một Ba Lan nên là cầu nối kinh tế giữa phương Đông và phương Tây, khơi nguồn dòng chảy thương mại từ Đông Á qua Nga vào trung tâm châu Âu?" - tác giả đặt câu hỏi.
Một mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ sẽ đặt Ba Lan vào thế " tốt thí" - một căn cứ tiền phương có nhiệm vụ cắt đứt tuyến thương mại nối liền các lục địa được tạo ra bởi cái gọi là " Con đường tơ lụa". Người Mỹ không muốn mất quyền kiểm soát tuyến thương mại hàng hải có lợi và chứng kiến sự phát triển của một mạng lưới đường bộ trên đất liền - ông Panasiuk giải thích.
Dựng lên 'mối đe dọa Nga', Mỹ muốn biến Ba Lan thành 'tốt thí'? (Ảnh: Reuters)
Vai trò thứ hai mà Mỹ đã chuẩn bị sẵn cho Ba Lan là vai trò của một quốc gia, dựa trên vị trí địa lý của mình, có thể kiềm tỏa Nga và Đức trong kế hoạch quân sự với sự trợ giúp của các căn cứ Mỹ, nơi các loại vũ khí tầm ngắn của Mỹ - như tên lửa Tomahawk và máy bay chiến đấu F-35 - sẽ được triển khai.
Điều này dẫn đến thực tế là các thành phố chính của Nga - Matxcơva và St. Petersburg - có thể bị phá hủy trong vòng chưa đầy 10 phút. " Và tất nhiên, sẽ chẳng ai quan tâm rằng sự đáp trả của Nga sẽ phá hủy phần lớn lãnh thổ Ba Lan cũng trong vòng 10 phút, trong khi một kịch bản tương tự đang được xem xét bởi chính Mỹ" - chuyên gia Ba Lan cho biết.
Một liên minh vô điều kiện với Mỹ để đổi lấy sự đảm bảo an ninh trước Nga cũng tước đi bất kỳ chính sách độc lập nào của Ba Lan. Hơn nữa, quốc gia này cũng buộc phải mua sắm những vũ khí hiện đại nhất thế giới từ Mỹ, và tất nhiên, với giá cao nhất - ông Panasiuk nhấn mạnh.
Còn nếu theo cách nhìn thứ hai - Ba Lan đóng vai trò như là cầu nối kinh tế giữa phương Đông và phương Tây, quốc gia này sẽ loại bỏ được những xung đột giữa các nước láng giềng và tìm cách lôi kéo họ vào các cấu trúc chính trị và kinh tế lớn. Từ đó sẽ cho phép người Ba Lan nhận ra đầy đủ vị thế của mình và kiếm tiền nhờ vào việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, cách nhìn như vậy là đi ngược lại với việc thực hiện các chính sách của các nước thứ ba, mà điển hình là Mỹ. Thay vào đó, nó sẽ tập trung vào các mối quan hệ trong khu vực, theo đuổi các chính sách độc lập, cũng như duy trì mối quan hệ tốt với phương Đông - chủ yếu là với Nga.
Nếu lựa chọn một Ba Lan với tư cách là sườn đông của NATO và tiền đồn quân y sẽ là bước đi sai lầm và tự sát - nó đẩy Ba Lan vào nhóm các nước hạng ba, phụ thuộc vào chính sách chính trị của các cường quốc thế giới. Với vị thế đó, Ba Lan sẽ không thể giàu lên và phát triển đúng hướng.
" Tóm lại, cái gọi là mối đe dọa quân sự từ Nga rất có thể là một sự hư cấu thuần túy, không liên quan gì đến thực tế. Nga không mạnh đến nỗi muốn tấn công Ba Lan, và họ cũng không có yêu sách lãnh thổ đối với các vùng đất Ba Lan. Mối đe dọa quân sự này được dựng lên với mong muốn Ba Lan sẽ mua nhiều vũ khí 'Made in USA' đắt tiền và giúp Mỹ hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của riêng mình" - chuyên gia Piotr Panasiuk kết luận.
(Nguồn: Salon24)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Dùng vũ khí hạng nặng, quân đội Syria và liên quân Thổ Nhĩ Kỳ giao tranh ác liệt Quân Chính phủ Syria và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục giao tranh ác liệt tại tỉnh Al-Hasakah hôm 9/11.Hai bên đã điều động nhiều vũ khí hạng nặng và lực lượng quân chủ lực tham chiến. Theo báo cáo của Xinhua (11/11), sau khi Nga điều động nhiều máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát không người lái phối...