Nga tố NATO đùa với lửa, cảnh báo hậu quả thảm khốc
Quan chức Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu NATO mở đường cho Ukraine tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP).
“Nếu chính quyền Kiev được phép thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, chúng tôi sẽ coi đó tương tự với việc các quốc gia NATO tham gia vào cuộc xung đột vũ trang trực tiếp với Nga. Điều này sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột. Phản ứng trước việc sử dụng các hệ thống tầm xa của phương Tây để tấn công lãnh thổ của đất nước chúng tôi sẽ là điều không thể tránh khỏi và có hậu quả thảm khốc đối với họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố hôm 13/11.
Nhà ngoại giao Nga nhắc lại thông tin do truyền thông Anh đăng tải về việc Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có ý định thuyết phục Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Kiev sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga. London được cho là đang hy vọng Nhà Trắng cho phép điều này trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Theo bà Zakharova, các tài khoản mạng xã hội của Ukraine đưa tin chính quyền Kiev có kế hoạch biến các tên lửa nhận được từ phương Tây thành tên lửa của Ukraine, thay đổi nhãn mác để sử dụng những vũ khí này tấn công lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn nhắc nhở Washington, London, Paris và Brussels rằng họ đang đùa với lửa. Tất cả động thái trên một lần nữa chứng minh tầm quan trọng của chiến dịch quân sự đặc biệt, nhằm phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraine, loại bỏ mọi mối đe dọa phát sinh từ lãnh thổ của nước này”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Nga cảnh báo kịch bản Anh đưa quân tới Ukraine
“Sau khi chuyển giao quyền lực, ông Johnson tiếp tục khiêu khích và kích động vì đó là hành vi duy nhất mà ông ấy có thể làm”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với báo Izvestia hôm 12/11.
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra sau khi cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nếu Mỹ cắt giảm viện trợ và Ukraine bắt đầu thua cuộc, Anh có thể buộc phải triển khai quân đến khu vực.
Ông cũng mô tả hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev là một “khoản đầu tư hợp lý” và một cách “tốt” để chi tiêu công. Ông lập luận rằng Anh sẽ phải trả nhiều tiền hơn vì “an ninh tập thể” khi an ninh khu vực bị đe dọa trong trường hợp Ukraine thất bại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết cựu Thủ tướng Johnson là một trong những tiếng nói hàng đầu trong cuộc chiến trừng phạt của phương Tây chống lại Nga và ông đã đích thân đến Ukraine để “nói với chính quyền Kiev về việc không đàm phán” với Nga.
“Anh đã tham gia vào các hoạt động chống Nga trong nhiều năm nay: tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố, cung cấp dữ liệu cho chính quyền Kiev để chỉ đạo các cuộc tấn công, cử các sĩ quan tình báo đến phối hợp các hành động quân sự và khủng bố chống lại Nga, cung cấp vũ khí và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, bà Zakharova tuyên bố.
Ông Johnson đã có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev của Ukraine vào đầu tháng 4/2022 khi Moscow và Kiev đang tiến hành các cuộc đàm phán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và đã đạt được tiến triển đáng kể. Ngay sau đó, phía Ukraine đã rút khỏi các cuộc đàm phán.
Nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine David Arakhamia sau đó đã xác nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng, Ukraine đã rút khỏi các cuộc đàm phán sau khi ông Johnson thúc giục họ “chỉ cần chiến đấu” với Nga. Tuy nhiên, ông Johnson đã phủ nhận mọi vai trò trong việc làm chệch hướng tiến trình hòa bình, gọi những thông tin như vậy là “hoàn toàn vô nghĩa”.
Khi Pháp cân nhắc triển khai quân đội đến Ukraine vào mùa xuân, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moscow sẽ coi quân nhân từ các nước NATO là “bên tham chiến” và sẽ đáp trả tương xứng.
Một số lãnh đạo phương Tây cũng từng cảnh báo các nước thành viên NATO có thể là mục tiêu tiếp theo nếu Nga giành chiến thắng ở Ukraine. Một quan chức của Đức dự đoán, xung đột giữa Nga và NATO có thể nổ ra sau 5-7 năm nữa.
Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ điều này. Nga nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch tấn công NATO hoặc bất kỳ thành viên nào của liên minh này.
Đồng thời, Moscow cảnh báo, bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, NATO sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp. Moscow coi việc phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga đồng nghĩa phương Tây tấn công trực tiếp Nga.
Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 21/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Nga sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần thứ hai có thể diễn ra vào tháng 11 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Moskva. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Bà Zakharova nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh đó sẽ có cùng mục đích thúc đẩy "công thức Zelensky" và điều này là không khả thi để giải quyết xung đột.
Trước đó, theo báo Ukrainska Pravda, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/9 tiết lộ với báo chí rằng Ukraine đang tích cực xây dựng một kế hoạch sẽ được xem là khởi đầu và nền tảng cho các cuộc đàm phán dưới mọi hình thức với Nga, và 3 điểm của kế hoạch này đã được chuẩn bị. Ông Zelensky nói toàn bộ kế hoạch sẽ sớm được hoàn thành, nhưng ông không nêu chi tiết 3 điểm chính là gì.
Chính quyền Kiev nhiều lần tuyên bố loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán nào không dựa trên "công thức hòa bình" gồm 10 điểm của Tổng thống Zelensky.
Moskva coi các điều kiện này của Kiev là phi thực tế và là "tối hậu thư". Giới chức Nga nhiều lần tuyên bố luôn để ngỏ đàm phán với Ukraine để chấm dứt xung đột, nhưng với điều kiện phải dựa trên tình hình thực tế, xét đến các lợi ích an ninh của Nga.
Ukraine muốn bắn những tên lửa tầm xa nào vào đất Nga? Mỹ và đồng minh viện trợ Ukraine hàng chục loại tên lửa sau hơn hai năm rưỡi chiến sự, trong đó có một số mẫu tên lửa tầm xa mà Kiev muốn sử dụng để tập kích sâu vào lãnh thổ Nga. Ukraine những tháng qua hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa mà...