Nga “tố” Mỹ diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân sát biên giới
Nga cáo buộc máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ xuất kích hàng chục lần trên khắp Đông Âu trong vài tuần qua để thăm dò phản ứng của Moscow trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ áp sát máy bay ném bom Tu-95 của Nga (Ảnh: NORAD).
Phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Moscow hôm 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Moscow đã phát hiện “sự gia tăng đáng kể các hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Mỹ gần biên giới Nga”.
Theo ông Shoigu, “trong tháng qua, khoảng 30 chuyến bay của Mỹ đã được thực hiện gần biên giới Nga, gấp khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái”.
Ông Shoigu cho biết trong cuộc tập trận Global Thunder gần đây của quân đội Mỹ, 10 máy bay ném bom chiến lược diễn tập phương án sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga gần như cùng lúc từ phía tây và phía đông, với khoảng cách tối thiểu từ biên giới của Nga là 20 km.
Bộ trưởng Shoigu cho biết mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng “trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng”.
Video đang HOT
Bình luận của Bộ trưởng Shoigu được đưa ra trong bối cảnh Nga đang leo thang căng thẳng với NATO về vấn đề Ukraine. Ukraine nghi ngờ Nga tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biên giới chung có thể là tiền đề cho một cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Nga phủ nhận việc nước này đang lên kế hoạch như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng “việc di dời một số thiết bị quân sự hoặc đơn vị quân đội trên lãnh thổ Nga là công việc nội bộ của Nga”.
Cả Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu đều cáo buộc bên còn lại tăng cường điều động máy bay chiến đấu áp sát biên giới khiến căng thẳng leo thang.
Ngày 22/11, cơ quan tình báo nước ngoài hàng đầu của Nga cáo buộc Mỹ dàn dựng một chiến dịch tung tin sai lệch có nguy cơ gây ra xung đột.
Phía Nga nói rằng Mỹ đang vẽ ra “một bức tranh khủng khiếp về việc các đoàn xe tăng Nga bắt đầu nghiền nát các thành phố của Ukraine như thế nào”. Moscow cho rằng Washington đang sử dụng các kênh ngoại giao để “chia sẻ với các đồng minh và đối tác những thông tin hoàn toàn sai lệch về việc Nga tập trung lực lượng trên lãnh thổ của mình để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Ukraine”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tháng dẫn một số nguồn tin cáo buộc Nga đã triển khai gần 100.000 binh sĩ sát biên giới Ukraine. Những thông tin này làm dấy lên lo ngại một cuộc tấn công quân sự của Nga nhằm vào Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức quân sự cấp cao của Nga cũng cáo buộc NATO tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu và Biển Đen – hành động bị coi là gây ra mối đe dọa với an ninh của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ukraine tiến hành các vụ không kích bằng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ở vùng Donbass, cho rằng hành động này vi phạm thỏa thuận ngừng bắn năm 2015 giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông.
Báo Trung Quốc cảnh báo Australia có thể thành "mục tiêu tấn công hạt nhân"
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo Australia có thể trở thành "mục tiêu tấn công hạt nhân" nếu chiến tranh xảy ra, sau khi Australia thông qua thỏa thuận an ninh AUKUS với Mỹ và Anh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: Xinhua).
Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia công bố thỏa thuận hợp tác an ninh xuyên lục địa giữa ba nước lấy tên là AUKUS. Trong thỏa thuận này, Australia sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ cần thiết để có thể sở hữu đội 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Giới quan sát nhận định rằng, AUKUS được cho là nhằm đối phó các động thái mở rộng tầm ảnh của Trung Quốc trong khu vực. Vì vậy, sau khi thỏa thuận được công bố, Trung Quốc đã phát đi các thông điệp chỉ trích cũng như cảnh báo tới các nước tham gia AUKUS.
Phía Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích thỏa thuận này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo, nó sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực, gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Ông Triệu cho rằng, các nước không nên dựng lên các khối để nhằm mục tiêu hoặc gây thiệt hại tới lợi ích của bên thứ 3 và kêu gọi Australia xem xét lại lập trường với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thời báo Hoàn cầu , ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 16/9 đăng bài viết cảnh báo rằng Australia có thể trở thành "mục tiêu tấn công hạt nhân" nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra vì thỏa thuận AUKUS.
Trước đó, Australia khẳng định rằng, đội tàu ngầm mới của họ sẽ chỉ chạy bằng năng lượng nguyên tử và sẽ chỉ mang vũ khí thông thường.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định rằng, các tàu ngầm mới của Australia rất có khả năng được nâng cấp với kho vũ khí hạt nhân.
Báo Trung Quốc hoài nghi rằng, "Mỹ và Anh sẽ tương đối dễ dàng trang bị cho các tàu ngầm với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nếu họ thấy cần thiết". Báo Trung Quốc cảnh báo điều này có thể "đẩy Australia vào nguy hiểm" và "tham vọng của chính phủ Thủ tướng Morrison có thể khiến Australia hứng hậu quả có tính tàn phá nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra".
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, nếu xảy ra kịch bản Australia sở hữu vũ khí hạt nhân, các nước có vũ khí hạt nhân, ví dụ như Trung Quốc, "sẽ phải đối mặt trực tiếp với mối đe dọa từ tàu ngầm của Canberra, vốn phục vụ cho nhu cầu chiến lược của Mỹ". Trung Quốc khi đó sẽ "không coi Australia là một quốc gia phi hạt nhân" mà là "một đồng minh của Mỹ có thể được trang bị vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào". Theo Thời báo Hoàn cầu, Australia khi đó sẽ trở thành "mối đe dọa hạt nhân" với nhiều quốc gia khác và "mục tiêu hạt nhân tấn công tiềm tàng" trong kịch bản chiến tranh hạt nhân bùng phát giữa các bên.
Chen Hong, giám đốc trung tâm nghiên cứu Australia từ đại học Sư phạm Hoa Đông nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ coi Australia là mối đe dọa chiến lược hay đối thủ quân sự.
"Tuy nhiên, việc Australia triển khai tàu ngầm hạt nhân sẽ buộc Trung Quốc thay đổi phản ứng với Australia và Bắc Kinh sẽ buộc phải điều chỉnh lại việc triển khai quân sự và các biện pháp đối phó sau động thái mới nhất của Canberra", ông Chen nhận định.
Nga chính thức xác nhận đang phát triển máy bay 'Ngày tận thế' mới Quan chức Nga đã chính thức lên tiếng xác nhận những đồn đoán trước đó về việc Nga có kế hoạch đóng mới máy bay "Ngày tận thế" vốn là địa điểm trú ẩn của quan chức cấp cao trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. "Máy bay Ngày tận thế" Il-80 của Nga. Ảnh: Sputnik Bộ trưởng Bộ...