Nga tố cáo Ukraine cố tình cản trở điều tra vụ bắn hạ MH17
Nga vừa lên tiếng tố cáo hành động của Ukraine không tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế điều tra khách quan, về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay Boeing của hàng không Malaysia.
Phía Nga cho biết, hoạt động quân sự của Ukraine trong khu vực tai nạn là trái với quy định của Nghị quyết Liên Hợp Quốc ngày 21-7. Còn việc Kiev tuyên bố lung tung và hỗn loạn về thông tin sơ bộ giải mã “hộp đen” đã làm tổn hại cho công tác điều tra.
Kể từ khi máy bay Boeing của Malaysia rơi ở Ukraine đã gần 2 tuần trôi qua, vậy mà các chuyên gia quốc tế vẫn chưa có được bức tranh hoàn chỉnh về những gì xảy ra.
Hàng ngày, các chuyên gia Hà Lan, Úc và OSCE hoạt động ở Ukraine đến khu vực máy bay rơi, nhưng thường trở về tay không. Họ thậm chí không thể tiếp cận hiện trường vì quân đội Ukraine liên tục hoạt động trừng phạt, bất chấp cam kết của tổng thống Poroshenko về ngừng bắn trong vòng 40 km và tạo điều kiện không cản trở công việc của các chuyên gia.
Giới chức quân sự nước này đã có quyết định khác hẳn, khi tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động quân sự để kiểm soát khu vực Boeing rơi và điều cả pháo hạng nặng đến hoạt động tại đó. Đây là sự vi phạm trực tiếp nghị quyết 2166 của Liên Hợp Quốc.
Như vậy, hoạt động điều tra không chỉ đơn giản bị kéo dài, nhiều chi tiết máy bay và bộ phận thi hài nạn nhân ngày càng trở nên khó phát hiện và xác định. Điều này chứng tỏ, rõ ràng là Kiev không quan tâm đến một cuộc điều tra khách quan.
Cho đến bây giờ, dữ liệu về các phương tiện kiểm soát khách quan của Ukraine vẫn chưa được công bố, thậm chí không được chuyển cho các chuyên gia, mặc dù họ luôn lên tiếng là có bằng chứng này, băng video kia và các cuộc nghe trộm điện thoại!
Kết luận sơ bộ cho thấy chiếc Boeing bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không Buk, nhưng chưa xác định được thủ phạm là ai
Video đang HOT
Hơn nữa, hội thoại giữa điều khiển không lưu Ukraine với phi công máy bay Boeing đã bị mật hóa. Mỹ cũng không vội vàng phổ biến thông tin truyền từ các vệ tinh của mình cho các phương tiện truyền thông và các chuyên gia quốc tế, mặc dù họ luôn lớn tiếng tuyên bố là “có bằng chứng xác thực”?
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Khi dữ liệu phương tiện quan sát ngày xảy ra tai nạn của Nga được giải mã, chúng tôi lập tức công khai, tài liệu liên quan ấy được lưu hành như tài liệu chính thức của Liên Hợp Quốc và OSCE.
Ông nhấn mạnh, trong khi đó, không hiểu tại sao người Mỹ nói rằng họ có một số bằng chứng không thể chối cãi cho phỏng đoán của mình, thế mà họ lại không tuyên bố. Công việc điều tra phải khách quan, trung thực và thực tế.
Ngoại trưởng Nga cho rằng, Kiev phải cung cấp hồ sơ cuộc trao đổi giữa điều phối viên người Ukraine với phi công “Boeing” và các máy bay khác tại thời điểm đó. Nhưng hiện nay bộ phận điều khiển không lưu bị cấm không được giao tiếp với nhà báo. Tất cả những điều này gây ra nhiều câu hỏi và nghi ngờ.
Tuy nhiên, Kiev lại “chủ động” chia sẻ với báo chí thông tin mật về việc nghiên cứu “hộp đen” của máy bay Boeing bị rơi. Điều này vi phạm các nguyên tắc cơ bản của sự hợp tác giữa các bên trong việc điều tra vụ tai nạn và không có lợi cho cuộc điều tra – các chuyên gia Hà Lan đã từng khẳng định như vậy.
Chính điều đó lại đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng trước các vấn đề mà Kiev không muốn trả lời. Tại sao ngay trước khi rơi, chiếc Boeing lại đổi hướng, đồng thời thay đổi tốc độ và độ cao? Tại sao Boeing lại có máy bay chiến đấu Ukraine bay kèm phía sau? Vì mục đích gì mà tổ hợp phòng không Ukraine được chuyển đến khu vực này, trong khi phía dân phòng không có máy bay?
Hiện trường thảm khốc của vụ máy bay rơi
Cũng phải nói thêm là pháo thủ phòng không Ukraine tại Donbass đã đột nhiên bị đặt vào trạng thái báo động, điều đó có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn thảm khốc. Một nhân chứng giấu mặt trong bộ quốc phòng Ukraine đã xác nhận thông tin, các hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine đã tiến hành huấn luyên tiêu diệt mục tiêu trong thời điểm đó.
Chuyên gia quân sự Viktor Baranez không loại trừ là tên lửa đã được phóng nhầm, khi nhắc lại bài học nhớ đời đối với phòng không Ukraine.
Ông nói: “Năm 2001, khi hệ thống tên lửa phòng không Biển Đen S-200 của Ukraine bắn hạ máy bay hành khách Tu-154, theo sắc lệnh của tổng thống và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, tất cả vụ phóng tên lửa bị chấm dứt. Suốt từ đó đến nay, trong vòng 13 năm Ukraine không thực hiện một vụ bắn tên lửa nào, thậm chí cả trong diễn tập”.
Ông phân tích tiếp: “Làm sao có thể nói về trình độ chuyên nghiệp, nếu như phòng không Ukraine không hoạt động trong 13 năm. Mà tình huống xảy ra vừa qua thì gần như thời chiến. Nhiều quân nhân Ukraine đã được triệu tập từ lực lượng dự bị. Họ vội vàng tập luyện một vài ngày trên thiết bị quân sự đã có nhiều vấn đề. Hoảng loạn là điều rất dễ hình dung”.
Kiev đang phản bác lại quan điểm của Moscow, Washington cũng bảo vệ đồng minh khi liên tục phản bác các cáo buộc của Nga. Hiện nay, công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân chiếc Being 777 thuộc chuyến bay MH17 vẫn đang được tiến hành, nhưng với tốc độ rất chậm vì nhiều nguyên nhân.
Ông Baranez nhận định, cuối cùng ủy ban điều tra quốc tế sẽ tiết lộ sự thật. Nhưng nếu điều đó càng chậm xảy ra, thì công luận sẽ càng ít phản đối những kẻ đã gây ra vụ việc này. Còn sau đó, nếu có sự kiện khác xảy ra và thu hút sự chú ý dư luận trên toàn thế giới thì sự việc sẽ “nhạt dần”.
Theo An Ninh Thu Đô
Một máy bay của Mỹ rơi ở Thái Bình Dương
Một máy bay bị rơi trên Thái Bình Dương khiến phi công trẻ tử nạn và một người khác trên máy bay vẫn đang mất tích.
Chỉ vài ngày trước khi trở về Indiana, Mỹ sau chuyến bay từ thiện vòng quanh thế giới, 2 cha con nhà Suleman đã gặp tai nạn, lao thẳng xuống Thái Bình Dương. Đến nay, thi thể phi công 17 tuổi Haris Suleman đã được tìm thấy nhưng cha anh, Babar Suleman vẫn đang mất tích.
Hai cha con nhà Suleman chụp ảnh với máy bay trước khi lên đường ngày 19/6 vừa qua
Hai cha con đã bay khỏi Mỹ từ ngày 19/6 với hy vọng xác lập kỷ lục bay vòng quanh thế giới với máy bay một động cơ và phi công trẻ nhất.
Hơn 1 tháng qua, chuyến đi của họ đã thuận buồm xuôi gió, ghé chân ở nhiều nơi, thăm các gia đình ở Ai Cập, Pakistan. Hai cha con đã đi qua nhiều vùng đất như châu Âu, châu Phi, châu Á và Nam Thái Bình Dương.
"Có quá nhiều nền văn hóa và nét đẹp ở mỗi quốc gia mà chúng tôi đã đi qua, chúng tôi không thể tìm hiểu tất cả", Haris Suleman chia sẻ với một tờ báo quê nhà Indiana qua email cách đây không lâu.
Hai cha con Babar Suleman và Haris Suleman cất cánh trên máy bay của họ
Chuyến bay được thực hiện nhằm quyên tiền cho The Citizens, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng trường học cho các trẻ em nghèo ở Pakistan, quê hương ông Babar.
"Họ mong muốn sẽ quyên được khoảng 1 triệu USD. Có 2 nhà hảo tâm đã quyên đủ tiền để xây dựng hai ngôi trường", tổ chức này cho biết.
Theo New York Daily News, gần 10.000 USD đã được các quyên góp qua trang GoFundMe để trang trải chi phí chuyến bay của cha con nhà Suleman. Trước khi bắt đầu hành trình cùng với cha, cậu thiếu niên 17 tuổi tỏ ra rất hào hứng.
"Chuyến đi trước hết giúp tôi được bay, sau đó là được du lịch và ngắm nhìn những vùng đất mới và làm quen với nhiều người. Đó là điều tuyệt vời nhất trong mùa hè này", Harris Suleman từng nói trên một kênh truyền hình.
Theo VTC
6 máy bay chở khách suýt đâm nhau trên trời Những tranh cãi trong vụ bắn hạ MH17 đang ngày càng căng thẳng thì suýt nữa một tai nạn thảm khốc lại diễn ra trên bầu trời tỉnh Rostov-Nga. Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn trong giới hàng không đưa tin, trên bầu trời Rostov của Nga, suýt xảy ra sự việc 6 máy bay chở khách đụng vào nhau. Rất may là...