Nga tính chế tạo ‘máy bay ngày tận thế’ mới
Nga dự kiến chế tạo máy bay chỉ huy trên không mới trên cơ sở phi cơ Il-96 có tầm bay xa hơn để thay thế mẫu Il-80 hiện nay.
“Il-96-400M dự kiến được sử dụng làm sở chỉ huy trên không mới thay cho mẫu Il-80 đang vận hành. Điều này sẽ tăng đáng kể thời gian thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên không và mở rộng bán kính chỉ huy quân sự”, một nguồn tin trong ngành công nghiệp máy bay Nga ngày 14/10 cho biết.
Phi cơ chỉ huy trên không được đặt biệt danh “máy bay ngày tận thế”, do chúng được thiết kế để hoạt động và duy trì khả năng kết nối, chỉ huy lực lượng chiến lược trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn phá hủy cơ sở hạ tầng chỉ huy trên mặt đất.
Máy bay IL-96-400 cất cánh từ thành phố Odintsovo, Nga, tháng 4/2016. Ảnh: Flickr/Dmitry Terekhov.
Các mẫu máy bay “ngày tận thế” nổi tiếng nhất là E-4B của Mỹ, dựa trên mẫu Boeing 747-200, và Il-80 của Nga, chế tạo trên máy bay chở khách Il-86. Quân đội Mỹ hiện vận hành 4 chiếc E-4B, còn Nga sở hữu 4 máy bay Il-80.
Hồi tháng 8/2016, Nhà máy Máy bay Voronezh bàn giao cho Bộ Quốc phòng một hệ thống chỉ huy trên không dựa trên mẫu máy bay Il-96-400.
Video đang HOT
Máy bay Il-80 được phát triển vào những năm 1980 và giới thiệu cho quân đội Nga năm 1992, có tầm hoạt động khoảng 5.000 km. Máy bay chở khách Il-96-400M là biến thể hiện đại hóa của dòng Il-96 với tầm bay khoảng 10.000 km.
B-1B Lancer bay xuyên qua Bắc Cực tập trận
Đội bay B-1B Lancer của Không quân Mỹ vừa thực hiện chuyến bay kỷ lục xuyên qua Bắc Cực để đến Na Uy tham gia tập trận chung.
Xác lập kỷ lục B-1B Lancer
Thông tin và hình ảnh về chuyến bay được Không quân Mỹ đăng tải kèm theo chú thích "đây là chuyến bay kỷ lục của máy bay B-1B" trong thời gian qua. Để đến được Na Uy, B-1B Lancer thuộc Phi đội ném bom viễn chinh số 345 đã trải qua chuyến bay liên tục trong 16 giờ và hoàn thành quãng đường hơn 11.297km.
Chuyến bay được thực hiện hồi cuối tháng 9/2020 nhưng đến nay thông tin và hình ảnh của nó mới được công bố. "Việc điều những máy bay chiến lược thực hiện tập trận nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng và những bài tập quan trọng để ứng phó với bất kỳ cuộc va chạm cũng như thách thức nào", Đại tá Christopher Hawn, chỉ huy Phi đội 345 cho biết.
Máy bay B-1B Lancer thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực.
Vị chỉ huy này nói rằng các máy bay này được triển khai ngắn hạn, nhưng không nói cụ thể sẽ làm nhiệm vụ trong bao lâu. Động thái này của Mỹ có thể khiến mối quan hệ với Nga trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt những vấn đề liên quan đến phía Bắc nước Nga.
Được biết, chuyến bay xuyên Bắc Cực của máy bay tầm xa Mỹ được thực hiện gần như ngay sau khi cặp oanh tạc cơ Tu-160 đã lập kỷ lục trong chuyến bay kéo dài hơn 25 giờ với khoảng cách hơn 20.000km.
Hai chiếc Tu-160 đã bay qua vùng biển trung lập ở khu vực trung tâm Bắc Cực và Thái Bình Dương, cũng như các vùng biển Kara, Laptev, Đông Siberia, Chukchi và Barents. Chuyến bay đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về không phận quốc tế.
"Không có loại máy bay ném bom nào đạt được kỷ lục tương tự. Hai chiếc Tu-160 đã lập kỷ lục mới về khoảng cách và thời gian bay. Các phi công của lực lượng không quân đã ở trên không trong hơn 25 giờ và bay được hơn 20.000 km", ông Sergey Kobylash, Tư lệnh Lực lượng Không quân tầm xa Nga khẳng định.
Mỹ thừa nhận gì?
Với kỷ lục những máy bay Nga và Mỹ lập được cho thấy sự chênh lêch khá rõ ràng tầm hoạt động của 2 dòng máy bay tầm xa này. Trong khi đó nói về sức mạnh, tạp chí hàng đầu của Mỹ là National Interest cũng thừa nhận rằng cán cân sức mạnh thuộc về máy Nga.
Theo tạp chí Mỹ, cả hai may bay có ngoại hình khá giông nhau, vai trò của chúng cũng tương đương, nhưng hai máy bay ném bom vẫn sở hữu nhiều điểm khác nhau. B-1B cua My hoat đông trên đô cao thâp va đat tôc đô 1,25 Mach nên may bay nem bom không thê bay qua lanh thô co hê thông phong thu.
Tuy nhiên, máy bay có thể nhận được hình ảnh radar của các vật thê trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Kể từ bắt đầu hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, máy bay ném bom nay đã đươc trang bi chiếc Sniper XR.
Tu-160 của Nga, tờ báo viêt, lớn hơn và nhanh hơn so vơi B-1B. Ngoài ra, Tu-160 có trọng lượng cất cánh lớn nhất 272.000 kg và đat tốc độ hơn 2,05 Mach, trong khi máy bay ném bom của Mỹ có thể cất cánh nếu trọng lượng của nó không vượt quá 216.000 kg.
Máy bay ném bom Nga được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa X-55. Tu-160 có khả năng mang 12 tên lửa như vậy. Máy bay ném bom cũng có tên lửa hành trình X-102 với đầu đạn nhiệt hạch.
Cùng với National Interest, tờ Inquisitr của Mỹ cũng có nhận định tương tự khi nói về sức mạnh máy bay tầm xa Nga. Inquisitr cho biết, mẫu cải tiến của Tu-160 ngay từ trước khi hoàn thiện đã được coi là phi cơ mang tên lửa nhanh nhất của thế kỷ XXI, với những hệ thống điện tử mới càng có thêm ưu thế hơn nữa trên bầu trời và vượt trội qua mặt mẫu máy bay ném bom B-1B Lancer.
Theo số liệu của Inquisitr, B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1B Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1 còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1B ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
Trong khi đó thông tin về radar của Tu-160 vẫn chưa được công bố nhưng trang airforce-technology.com cho biết, nó được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, radar dẫn đường và tấn công hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao.
Ngoài ra, Tu-160 còn được thiết kế với khả năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại và radar dù nó không phải là một máy bay tàng hình. Chỉ với những thông tin này, tạp chí Inquisitr cho rằng, về tính năng nhiệm vụ của 2 dòng máy bay là tương đương nhưng xét trên nhiều chỉ số, B-1B Lancer tỏ ra thua kém so với Tu-160 của Nga.
Lý do phi công Nga bay 'Su-57 mui trần' Tiêm kích Su-57 Nga cất cánh mà không lắp nắp kính buồng lái để kiểm tra tác động với phi công và máy bay trong tình huống khẩn cấp. Trong video dài hơn một phút được Bộ Quốc phòng Nga công bố nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Trung tâm Bay thử nghiệm Quốc gia Chkalov 929 tại Akhtubinsk, tiêm kích tàng...