Nga tin tưởng nền kinh tế không suy giảm sâu như dự đoán
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Reshetnikov cho biết tình hình suy giảm kinh tế Nga năm 2022 sẽ không sâu như dự báo trước đó.
Quang cảnh bên ngoài tòa cao ốc Trung tâm thương mại quốc tế Moskva ở thủ đô Moskva, Nga ngày 25/4/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình Russia-24 tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St-Peterburg ngày 15/6, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Reshetnikov cho biết tình hình suy giảm kinh tế Nga năm 2022 sẽ không sâu như dự báo trước đó.
Ông Maxim cho biết lạm phát tại Nga rõ ràng sẽ thấp hơn nhiều so với ước tính. Các đánh giá cụ thể sẽ được tiến hành dựa trên các dữ liệu của tháng Năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Nga tin tưởng mức độ suy giảm kinh tế sẽ thấp hơn so với ước tính.
Hồi tuần trước, ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt về mức tương đương trước khủng hoảng là 9,5% và để ngỏ khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ khi lạm phát chậm lại.
Video đang HOT
Bộ trưởng Maxim Reshetnikov cũng cho rằng việc đồng ruble mạnh lên như hiện nay là một trong những thách thức mới đối với nền kinh tế Nga, gây ra vấn đề đối với cả các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhưng cho tới nay, tình hình đã phần nào được kiềm chế.
Ông cũng lưu ý rằng nhu cầu yếu trong nền kinh tế là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá đồng ruble mạnh như hiện nay.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất cơ bản xuống 9,5% trong bối cảnh lạm phát chậm lại, đồng ruble mạnh lên. Mặc dù vậy, rủi ro lạm phát vẫn còn, do những khó khăn từ bên ngoài.
Fed có khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong tuần này
Theo tờ Wall Street Journal ngày 14/6, một loạt báo cáo đáng lo ngại về tình trạng lạm phát trong những ngày gần đây có khả năng khiến các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) xem xét việc tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn hơn so với dự kiến, trong cuộc họp tuần này.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Các quan chức Fed trước đây đã báo hiệu rằng họ sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong tuần này và thêm một lần điều chỉnh nữa vào tháng Bảy, nhưng các quan chức cũng cho biết các quyết định này phụ thuộc vào triển vọng của nền kinh tế. Báo cáo lạm phát tuần trước của Bộ Lao động Mỹ cho thấy giá cả trong tháng Năm đã tăng vọt so với dự đoán của các quan chức.
Hai cuộc khảo sát với người tiêu dùng cũng cho thấy kỳ vọng của các hộ gia đình về lạm phát trong tương lai đã tăng lên trong những ngày gần đây. Những dữ liệu đó có thể cảnh báo các quan chức Fed vì họ tin những kỳ vọng như vậy hoàn toàn có thể diễn ra.
Fed đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp vào tháng trước, lần tăng đầu tiên như vậy kể từ năm 2000, lên phạm vi từ 0,75% đến 1%. Lần cuối cùng Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm là tại cuộc họp vào năm 1994, khi ngân hàng trung ương tìm cách ngăn chặn nguy cơ lạm phát gia tăng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tránh gây bất ngờ cho các thị trường vào ngày diễn ra các cuộc họp chính sách, thay vào đó lập luận rằng Fed có thể đạt được mục tiêu thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách định hình các kỳ vọng của thị trường.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, ông Powell cũng nói rằng Fed sẽ hành động dựa trên các dữ liệu kinh tế sắp tới. "Những gì chúng ta cần thấy là bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng áp lực lạm phát đang giảm bớt và lạm phát đang giảm xuống. Nếu chúng tôi không thấy điều đó, thì chúng tôi sẽ phải xem xét hành động một cách mạnh mẽ hơn", ông Powell nói.
Ông Powell cũng cho biết ngân hàng trung ương sẽ "cố gắng tránh gây thêm bất ổn" nhưng cũng thừa nhận khả năng "bất ngờ hơn nữa" trong dữ liệu lạm phát.
Báo cáo của Bộ Lao động hôm 10/6 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 8,6% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm trước, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm qua. Đây là bất ngờ đối với các nhà dự báo, những người vốn cho rằng có các dấu hiệu cho thấy lạm phát đã lập đỉnh vào tháng Ba. Giá nhiên liệu tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc xung đột tại Ukraine (U-crai-na) đã khiến giá tăng trong những tháng gần đây.
Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, một số nhà dự báo Phố Wall, bao gồm tại các ngân hàng đầu tư Barclays và Jefferies, nói rằng họ dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tuần này. "Chúng tôi tin rằng những cân nhắc về quản lý rủi ro đòi hỏi hành động mạnh mẽ để củng cố uy tín chống lạm phát của Fed", các nhà kinh tế của Barclays cho biết, đồng thời nhận định rằng rủi ro lạm phát kéo dài ngày càng gia tăng và điều này có thể dẫn đến mức tăng lãi suất lớn hơn.
Bài báo cho biết, các quan chức Fed sẽ phải cân nhắc một số vấn đề trong cuộc họp kéo dài hai ngày bắt đầu từ hôm 14/6. Họ có thể kiên trì với chiến lược hiện tại là tăng lãi suất với mức tăng 0,5 điểm phần trăm vô thời hạn cho đến khi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm dần.
Một lộ trình tăng lãi suất như vậy sẽ nâng lãi suất chủ chốt của Fed lên phạm vi từ 2,25%-2,5% vào tháng Chín và dao động trong khoảng 3,25%-3,5% vào tháng 12. Đây sẽ là khoảng thời gian thắt chặt chính sách mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980.
Hiện tại, chi phí đi vay do các thị trường đặt ra đã tăng nhanh hơn lãi suất chuẩn của Fed trước các dự đoán về các động thái chính sách của họ. Các công ty cho vay thế chấp cho biết họ bắt đầu báo giá một khoản vay cố định 30 năm với lãi suất trên 6%, mức chưa từng có kể từ năm 2008.
Các nhà phân tích nói rằng mức tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn cho ngân hàng trung ương so với việc giải quyết bằng cách gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư về cách Fed phản ứng với dữ liệu mới.
Ông Neil Dutta, một nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu Renaissance Macro, cho biết: "Điều đó cho thấy Fed đang mất niềm tin vào dự báo của mình. Tất cả chúng tôi đều biết họ đang cố gắng bắt kịp, nhưng bây giờ có vẻ như họ đang hoảng loạn".
Chuỗi cửa hàng thay thế thương hiệu McDonald's tại Nga khai trương Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" sau khi doanh nhân Nga Alexander Govor mua lại toàn bộ 850 cửa hàng thuộc thương hiệu này. Cửa hàng bán đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's tại Moskva, Nga. (Ảnh: AFP) Ngày 12/6, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh...