Nga tin Mỹ đã thua đau ở Syria
Mỹ đã thua cuộc chiến Syria cả trên thực địa và ngoại giao. Tiến trình Astana do Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bảo trợ sẽ quyết định kết cục cuộc chiến.
Nga-Thổ tung hứng
Nhân dịp cuộc chiến Syria tròn 8 năm và bước sang năm thứ 9, trang Sputnik của Nga mới đây có bài viết, trong đó khẳng định Mỹ đã thua toàn diện trong cuộc chiến ở Syria.
Bài viết dẫn nhận định của Giáo sư người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Seyfettin Erol, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khủng hoảng chính trị (ANKASAM), đánh giá Mỹ là bên thua trong cuộc chiến Syria, cả trên thực địa và ngoại giao.
Chuyên gia này nói: “Rõ ràng Mỹ đã thua cuộc chiến Syria cả trên thực địa và ngoại giao. Khối hành động Á-Âu (nhóm Astana), có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, phần nhiều sẽ quyết định kết quả của cuộc chiến ở Syria”.
Binh sĩ Nga và Syria tại chốt kiểm soát Wafideen gần thủ đô Damascus của Syria
Theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, quá trình này đóng vai trò thúc đẩy một liên minh và tăng cường hợp tác giữa Moscow và Ankara. Theo đó, “quan hệ song phương được thử nghiệm ở Syria, với khả năng vô hiệu hoá sự can thiệp từ bên ngoài, có thể xuất hiện ở nhiều vùng khủng hoảng tại khu vực Âu-Á”.
Theo ông Erol, dù từng thành công với chiến thuật chiến tranh ủy nhiệm, song Mỹ đã không thể áp dụng phương pháp này trong cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông, cuộc nội chiến ở Syria đã ngăn chặn nỗ lực thực hiện dự án lớn về Trung Đông của Mỹ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống quốc tế sang một thế giới đa cực.
Chuyên gia này nói: “Nó đóng vai trò chất xúc tác để chuyển trung tâm ảnh hưởng từ phía Tây sang Đông. Mỹ nhận ra rằng họ không thể một mình xây dựng thế giới đơn cực, trước tiên bằng cách tìm kiếm các đối tác toàn cầu và khi không thành công trong việc này, họ bắt đầu nói về ưu tiên lợi ích của Mỹ”.
Ông Erol nhấn mạnh thêm: “Cuộc chiến này đã mở ra một quá trình có thể gọi là sự cô đơn nguy hiểm theo quan điểm của Mỹ, họ bắt đầu đánh mất các đồng minh truyền thống của mình, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Cả phương Tây cũng đã thua trong cuộc nội chiến ở Syria. Dân chủ, nhân quyền ẩn giấu trong sự trống rỗng và dối trá”.
Bên cạnh đó, chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, cuộc nội chiến ở Syria đã không đóng góp cho sự thống nhất ở phương Tây, mà trái lại, dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít, sự phân biệt chủng tộc.
Video đang HOT
Việc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria được đánh giá là do Washington thấy rõ những khó khăn phải đối mặt. Ông Erol tin rằng sự hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp giải quyết thành công tình hình Syria theo thỏa thuận Astana.
Xe chiến đấu bọc thép của Mỹ “núp” lực lượng người Kurd tham gia tuần tra ở miền Bắc Syria
Hôm 13/3, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết nước này và Nga đang thảo luận về việc thành lập một trung tâm điều phối nhằm phối hợp tốt hơn các hoạt động của hai bên tại tỉnh Idlib do phiến quân kiểm soát ở Syria.
Ông Akar đưa ra thông báo trên sau khi các máy bay Nga cùng ngày đã không kích Idlib. Đây là cuộc tấn công đầu tiên như vậy kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận hồi tháng 9/2018 nhằm ngăn chặn những vụ việc gây thương vong lớn.
Hồi đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các lực lượng của nước này và Nga sẽ bắt đầu tuần tra trên bộ xung quanh tỉnh Idlib như một phần trong thỏa thuận ngừng bắn trên. Tỉnh Idlib do lực lượng nổi dậy Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda kiểm soát.
Sự trơ lỳ của một cường quốc
Dường như không đành lòng với chiến thắng của Nga và “cay cú” với thái độ của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/3, Đặc phái viên Mỹ về Syria, ông James Jeffrey cho rằng số lượng thành viên thực tế của IS ở cả Iraq và Syria hiện có thể lên tới 15.000 đến 20.000 người.
Quan chức Mỹ khẳng định cuộc chiến tiêu diệt tư tưởng IS sẽ còn tiếp tục và ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có thời gian biểu cụ thể về việc Mỹ rút quân khỏi chiến trường này.
Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tìm mọi cách để tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria dù Tổng thống Donald Trump hồi tháng 12/2018 đã yêu cầu rút toàn bộ 2.000 lính tại Syria về nước sau khi tuyên bố đã đánh bại IS tại thực địa.
Trong dự toán ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2020, Lầu Năm Góc đã “xin” tới gần 165 tỷ USD trong tổng số ngân sách 718 tỷ USD dành cho các chiến dịch quân sự ở nước ngoài. Syria có lẽ không nằm ngoài các kế hoạch của giới quân sự Mỹ.
Cuộc chiến tại Syria bùng phát từ năm 2011 đã khiến hơn 370.000 người thiệt mạng, khoảng 13 triệu người phải rời bỏ nhà cửa hoặc đi tha hương. Nền kinh tế quốc gia Trung Đông này bị kéo lùi lại hàng chục thập kỷ với mức độ tàn phá gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Mỹ góp phần châm ngòi cuộc chiến Syria kéo dài suốt 8 năm qua, tàn phá một trong những quốc gia thịnh vượng bậc nhất khu vực
Theo SOHR, trong số những người thiệt mạng ở Syria có 112.000 là dân thường (trong đó hơn 21.000 trẻ em và 13.000 phụ nữ); 125.000 binh sỹ chính phủ và các tay súng ủng hộ Chính phủ Syria; 67.000 các tay súng khác (gồm cả lực lượng nổi dậy và người Kurd).
Các lực lượng đã tiêu diệt khoảng 66.000 phần tử thánh chiến, chủ yếu thuộc tổ chức IS tự xưng và lực lượng nổi dậy Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Đầu năm 2014, Mỹ, Anh và một số nước vùng Vịnh đã thành lập liên minh do Mỹ đứng đầu can thiệp vào cuộc xung đột Syria, với mục tiêu không hề che giấu là hậu thuẫn phe đối lập Syria và hơn hết là buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải từ bỏ quyền lực.
Sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria từ năm 2015, một mặt giúp chính quyền Tổng thống Assad giành lợi thế trong cuộc giao tranh với lực lượng đối lập, mặt khác duy trì ảnh hưởng và vị thế của Moscow tại khu vực Trung Đông.
Nga thể hiện vị thế “hiên ngang” tại Syria
Với sự hỗ trợ của các nước đồng minh như Nga và Iran, các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad hiện kiểm soát 2/3 lãnh thổ Syria, các tuyến đường thương mại huyết mạch, song vẫn chưa giành lại một số khu vực chủ chốt như miền Đông Bắc Syria nhiều dầu mỏ, hiện vẫn do các tay súng người Kurd kiểm soát.
Theo giới phân tích khu vực, Nga can dự quân sự vào Syria nhằm chứng minh khả năng có thể tiến hành các hoạt động quân sự lớn tại Trung Đông.
Nga muốn chuyển tải thông điệp này tới Mỹ và quan trọng hơn là đến chính người dân Nga. Đây là sự can dự quân sự có rủi ro thấp vì không nhiều lực lượng trực tiếp tham gia và có mục đích ổn định.
Liên hợp quốc coi cuộc xung đột tại Syria là thảm họa tồi tệ nhất do con người gây ra kể từ sau Thế chiến II, đồng thời ước tính cần tới 388 tỷ USD để tái thiết quốc gia Trung Đông hậu xung đột.
Điều đáng nói là Mỹ lại coi đây như con bài để mặc cả khi đưa ra hết yêu sách này tới yêu sách khác để Mỹ tham gia tái thiết Syria.
Từng có thông tin cho biết Mỹ đã bí mật đàm phán với chính phủ Syria đòi quyền khai thác các mỏ dầu để đổi lấy việc rút quân.
Bảo Minh
Theo baodatviet
Nga không loại trừ việc có thêm các quan sát viên tham gia tiến trình hòa bình về Syria
Ngày 4/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này không loại trừ khả năng các quan sát viên mới sẽ tham gia vào tiến trình Astana nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, ông Lavrov nêu rõ: "Tôi nghĩ chúng ta không cần thiết lập bất kỳ nhóm làm việc nào ở Syria. Hiện tiến trình Astana đang được thừa nhận rộng rãi, mà ở đó đại diện chính phủ và phe đối lập có vũ trang tham gia vào đối thoại khá thành công với sự trung gian hòa giải của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đã có những kết quả cụ thể. Các đại diện của Liên hợp quốc, Jordan tham gia vào tiến trình này với tư cách quan sát viên. Mỹ tham gia sớm hơn song sau đó quyết định không tham gia các cuộc họp liên quan tại Astana. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng các quan sát viên bổ sung có thể tham gia tiến trình này".
Ngoài vấn đề trên, Ngoại trưởng Lavrov cũng khẳng định Nga sẵn sàng hỗ trợ Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, từ đó hai nhà lãnh đạo này có thể nối lại đối thoại trực tiếp mà không cần điều kiện tiên quyết. Đề cập tới vấn đề Afghanistan, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Nga và Mỹ cần hợp nhất các nỗ lực để giúp người dân Afghanistan khởi động đối thoại dân tộc nhằm giải quyết cuộc xung đột ở quốc gia Nam Á này, đồng thời khẳng định thế đối đầu không mang lại hiệu quả gì. Trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga cũng mời người đồng cấp Qatar tới thăm Nga.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm trên, Ngoại trưởng Qatar cho biết nước này vẫn đang cân nhắc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, đồng thời khẳng định vấn đề này không phải là công việc của Saudi Arabia - quốc gia láng giềng vốn phản đối kế hoạch này của Qatar.
Ông Al Thani tuyên bố: "Đã có cuộc thảo luận về việc mua các trang thiết bị khác nhau của Nga, không chỉ liên quan đến hệ thống tên lửa S-400". Ông tuyên bố: "Đây là quyết định mang tính chủ quyền của Qatar và không phải là việc của Saudi Arabia hay các nước khác".
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Đại chiến Syria: Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận Nga làm nên điều kỳ diệu Trong khi những nước còn lại trên thế giới im lặng, chính Nga, đặc biệt là sau khi bắt đầu tiến trình Astana, trở thành quốc gia sử dụng các phương tiện chính trị để ngăn chặn tình trạng dân thường ở Syria bị thiệt mạng Lính Nga ở Syria. Theo kênh truyền hình NTV, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngân khố...