Nga tìm cách ‘mài vuốt’ cho tên lửa siêu vượt âm
Nga đang nghiên cứu cải tiến công nghệ để tăng uy lực cho vũ khí siêu vượt âm, dù đã sở hữu hai mẫu “ siêu tên lửa” Avangard và Kinzhal.
“Cái gọi là công nghệ siêu vượt âm về bản chất là tiến trình phát triển liên tục, cung cấp những năng lực mới cho tên lửa như tăng tốc độ và khả năng cơ động, đồng thời cải thiện độ chính xác”, Dmitry Stefanovich, chuyên gia quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) của Nga, cho biết ngày 15/3.
Bởi vậy, chuyên gia này cho hay Nga đang xem xét cải tiến hơn nữa công nghệ siêu vượt âm sau khi biên chế hai mẫu vũ khí uy lực hàng đầu thế giới là Avangard và Kinzhal, được mệnh danh là những “siêu tên lửa” có thể đánh bại bất cứ hệ thống phòng không nào.
Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 3/2020 nói với việc tạo ra công nghệ siêu vượt âm có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga có thể duy trì “thế ổn định và cân bằng chiến lược” với các cường quốc quân sự khác.
Tiêm kích MiG-31 Nga mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal trong lễ Duyệt binh Chiến thắng, tháng 5/2018. Ảnh: RIA Novosti .
Video đang HOT
Viktor Litovkin, cựu đại tá và chuyên gia quân sự của TASS, nhận định công nghệ siêu vượt âm giúp Nga tránh khỏi cuộc chạy đua vũ trang về số lượng như Liên Xô từng trải qua thời Chiến tranh Lạnh.
“Chúng tôi không có tiền để tham gia cuộc chạy đua vũ trang về số lượng. Chúng tôi cần một ít khí tài với chất lượng cao nhất để răn đe đối thủ”, Litovkin nói.
Quân đội Nga tháng 12/2017 đưa vào biên chế Kinzhal, mẫu tên lửa siêu vượt âm phóng từ máy bay, sau đợt thử nghiệm với tiêm kích MiG-31. Đến tháng 12/2019, nước này biên chế thêm Avangard, vũ khí siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 20 lần.
Putin nói Kinzhal có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 10 lần, song một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ thông tin này. Truyền thông Nga từng đưa tin nước này đang phát triển biến thể Kinzhal với hình dáng giống tên lửa 9M723 của hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander.
Nga đang thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm 3M22 Zircon, dự kiến lắp trên khu trục hạm Đô đốc Shaposhnikov. Boris Obnosov, người đứng đầu Tập đoàn Tên lửa Chiến lược (KTRV), hồi tháng 1 cho biết các cuộc thử nghiệm tên lửa Zircon “đang diễn ra đúng tiến độ”.
Giới chức quốc phòng Nga cho biết tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk sẽ phóng thử Zircon vào tháng 6. Nếu tiến trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi, Zircon sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào nửa đầu năm 2022.
Obnosov cho biết các đề án siêu vượt âm là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với KTRV. Nga đã thành lập một trung tâm chuyên giám sát các chương trình siêu vượt âm “có khả năng trở thành đề án”.
KTRV dẫn đầu trong lĩnh vực siêu vượt âm tại Nga, có thể là hãng chế tạo nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm không đối đất dành cho tiêm kích Su-57, Tuy nhiên, hãng này không bình luận về các dự án siêu vượt âm của mình.
Chuyên gia bác cáo buộc Nga đánh cắp vũ khí siêu vượt âm Mỹ
Gerbert Yefremov, cha đẻ dự án Avangard, bác cáo buộc "ăn cắp công nghệ" của Trump, nói vũ khí siêu vượt âm được Moskva phát triển từ khi Obama còn nhỏ.
"Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ vào năm 2009. Các thử nghiệm với vũ khí siêu vượt âm được chúng tôi tiến hành từ thời Liên Xô, khi Obama vẫn còn là một thiếu niên", nhà thiết kế Gerbert Yefremov, kỹ sư chủ chốt trong nhiều dự án vũ khí mới của Nga như đầu đạn siêu vượt âm Avangard, nói hôm 21/9.
Phát biểu được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Nga phát triển tên lửa siêu vượt âm dựa trên những thông tin thu thập được từ chính quyền Obama.
Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal duyệt binh năm 2018. Ảnh: Điện Kremlin.
"Nga có siêu tên lửa vượt âm bay nhanh gấp 5 lần tên lửa thông thường. Họ lấy được thông tin từ chính quyền Obama, Nga đã đánh cắp thông tin rồi chế tạo loại tên lửa đó. Các bạn biết điều đó", Trump nói với đám đông người ủng hộ tại bang Minnesota hôm 18/9, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Vũ khí siêu vượt âm là những khí tài đạt tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của đối phương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu năm 2018 ra mắt hàng loạt vũ khí siêu vượt âm gồm phương tiện lướt Avangard lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hành trình Kinzhal. Trong cuộc thử nghiệm của Nga vào tháng 12/2018, Avangard đạt tốc độ 33.000 km/h và đánh trúng mục tiêu cách vị trí phóng khoảng 6.000 km.
Avangard và Kinzhal đã được đưa vào biên chế quân đội Nga từ cuối năm 2019, nước này cũng đang hoàn thiện tên lửa diệt hạm siêu vượt âm Zircon để trang bị cho hải quân. Putin từng nói vũ khí siêu vượt âm là lĩnh vực đầu tiên Mỹ phải chạy theo Nga trong lịch sử công nghiệp quốc phòng, thêm rằng đây là yếu tố quan trọng để Moskva duy trì thế cân bằng với Washington.
Trong khi đó, quân đội Mỹ đang thử nghiệm một số vũ khí siêu vượt âm nhưng chưa có khí tài nào được biên chế. Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten từng thừa nhận Washington tụt hậu so với Moskva và Bắc Kinh về vũ khí siêu vượt âm, cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
Nga gắn 'siêu tên lửa' lên tiêm kích tàng hình Tiêm kích Su-57 bay thử với mô hình tên lửa siêu vượt âm, phục vụ tham vọng phát triển lực lượng răn đe phi hạt nhân của Nga. "Tiêm kích tàng hình Su-57 đã thực hiện nhiều chuyến bay với mô hình hoàn chỉnh của mẫu tên lửa siêu vượt âm giấu trong thân phi cơ. Quả đạn không có động cơ, nhiên...