Nga tiết lộ phản ứng nếu NATO mở căn cứ quân sự ở Phần Lan
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết phản ứng về động thái này sẽ do Bộ Quốc phòng đưa ra.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 5/7 cho biết, Nga có thể sẽ phản ứng bằng quân sự trước khả năng NATO mở căn cứ quân sự ở Phần Lan.
Tuyên bố được ông Peskov đưa ra khi trả lời về thông tin trên truyền thông Phần Lan, trong đó một thị trưởng của một thành phố gần biên giới với Nga bày tỏ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của phương Tây ở đó.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Kremlin.ru
“Chúng tôi đã thảo luận nhiều lần rằng, chúng tôi có các kế hoạch tại Bộ Quốc phòng và việc này đang được tiến hành để đảm bảo an ninh quốc gia”, ông Peskov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm, thái độ của Nga đối với việc Phần Lan sắp gia nhập NATO không thay đổi.
Tuần trước, đài truyền hình Phần Lan Yle dẫn lời Thị trưởng Lappeenranta, ông Kimmo Jarva, nói rằng thành phố của ông và toàn bộ khu vực có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư sau khi đất nước gia nhập NATO. Ông cho biết sân bay thành phố nói riêng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Lappeenranta, một thành phố với khoảng 70.000 cư dân, nằm ở vùng Nam Karelia, cách biên giới Nga 20 km.
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, Vyacheslav Volodin, cho rằng ông Jarva đã sai lầm khi tin rằng một căn cứ của NATO ở thành phố Lappeenranta sẽ giúp người dân an toàn hơn. Ngược lại, cơ sở hạ tầng quân sự sẽ là mục tiêu chính trong trường hợp có thể xảy ra xung đột.
Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO giữa tháng 5 vừa qua phá vỡ truyền thống trung lập lâu đời của cả 2 quốc gia này.
Nga cho rằng 2 quốc gia Bắc Âu đã làm tổn hại đến sự an toàn của chính họ khi gia nhập NATO, liên minh quân sự mà Nga coi là thù địch và phục vụ lợi ích của Mỹ. Quân đội Nga sẽ đáp trả tương ứng với sự thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Baltic.
Thụy Điển và Phần Lan hoàn tất đàm phán, ký các nghị định thư gia nhập NATO
Ngày 5/7, các phương tiện truyền thông đưa tin Thụy Điển và Phần Lan hoàn tất vòng đàm phán đầu tiên và ký các nghị định thư gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái) và Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde ngày 24/1/2022. Ảnh: AP
Hãng tin RT và Tass của Nga cho biết Thụy Điển và Phần Lan đã ký các nghị định thư gia nhập liên minh ngày 5/7 tại trụ sở của tổ chức này ở Brussels (Bỉ).
Các đại sứ các nước thành viên NATO đã chính thức ký nghị định thư kết nạp với Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto và Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "Đây là một thời khắc lịch sử. Đối với Phần Lan, đối với Thụy Điển, đối với NATO và đối với an ninh chung của chúng ta... Với 32 quốc gia thành viên, chúng ta sẽ mạnh hơn nữa và người dân của chúng ta sẽ an toàn hơn khi chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất trong nhiều thập kỷ".
Theo Tổng thư ký Stoltenberg hai quốc gia Bắc Âu này đã "chính thức xác nhận mong muốn và năng lực đáp ứng các nghĩa vụ chính trị, pháp lý và quân sự, cùng với các cam kết khác của thành viên NATO".
Tiếp theo, các nghị định thư gia nhập liên mình nói trên sẽ cần phải được tất cả 30 quốc gia thành viên NATO hiện nay phê chuẩn.
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Phần Lan Haavisto đã đánh giá cao việc NATO ủng hộ nỗ lực tham gia liên minh của nước này. Trong khi người đứng đầu ngành ngoại giao Thụy Điển Linde đánh giá lễ ký các nghị định thư này là "ngày lịch sử đối với" hai nước.
Ngoại trưởng Linde nói: "Chúng tôi vô cùng cảm kích tất cả sự ủng hộ mạnh mẽ của liên minh, được phản ánh trong tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh Madrid hồi tuần trước. Lễ ký hôm nay một lần nữa xác nhận sự ủng hộ này. Đây là bước quan trọng đối với tư cách thành viên NATO đầy đủ của chúng tôi... Với tư cách một thành viên NATO tương lai, Thụy Điển sẽ đóng góp vào an ninh của tất cả các đồng minh. Chúng tôi tin rằng tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ giúp củng cố NATO và gia tăng ổn định ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương".
Hai quốc gia Bắc Âu Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO hồi giữa tháng 5 vừa qua. Ban đầu, nỗ lực này vấp phải trở ngại lớn do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hiến chương NATO, liên minh này chỉ có thể kết nạp thành viên mới nếu đơn xin gia nhập của nước đó được tất cả 30 quốc gia thành viên tổ chức tán thành.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/6 đã tuyên bố ngừng phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, mở đường cho hai nước tham gia liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các đối tượng có liên quan tới nhóm chiến binh của PKK và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính hồi năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Phần Lan bàn giao các nghi phạm khủng bố - đây là yêu cầu mà Ngoại trưởng Haavisto cho là chỉ có thể được thực hiện nếu nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được tôn trọng. Các khúc mắc đã được các bên giải quyết bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tuần trước ở Madrid (Tây Ban Nha).
Tổng thư ký Stoltenberg cho biết Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành quan sát viên tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO. Ông nói thêm bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản về chống khủng bố và xuất khẩu vũ khí.
Huy chương Fields được trao cho các nhà toán học Anh, Pháp, Mỹ và Ukraine Ngày 5/7, Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU) xác nhận 4 nhà toán học đã được trao Huy chương Fields danh giá. Nhà toán học Ukraine Maryna Viazovska trở thành người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử giải thưởng nhận được Huy chương Fields. Ảnh: theguardian.com Theo đó, các nhà toán học đến từ Pháp, Mỹ, Anh và Ukraine lần lượt...