Nga tiết lộ cách ứng phó các cuộc tấ.n côn.g tầm xa của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội đã tiến hành một loạt cuộc tấ.n côn.g trả đũa việc Ukraine tập kích xuyên biên giới bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
Trong một thông cáo đăng tải trên kênh Telegram ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng Moscow đã tấ.n côn.g các vị trí đặt bệ phóng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất cũng như những cơ sở có huấn luyện viên nước ngoài và lính đán.h thuê của Ukraine.
Các vụ không kích này nhằm đáp trả việc quân Kiev tuần trước sử dụng vũ khí phương Tây nhắm bắ.n vào lãnh thổ được quốc tế công nhận của Nga.
Hệ thống phòng không Buk M1 của Nga. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/11 từng cáo buộc quân Ukraine đã phóng tên lửa Storm Shadows do Anh chế tạo và tên lửa ATACMS của Mỹ vào các vùng biên giới Bryansk và Kursk của Nga. Theo ông Putin, các hệ thống phòng không Nga gần như đã đẩy lùi thành công những vụ tập kích này, ngoại trừ một cuộc tấ.n côn.g nhằm vào một trung tâm chỉ huy ở Kursk dẫn đến một số thương vong cho binh lính Nga bảo vệ cơ sở này.
Đài RT trích dẫn thông cáo của Moscow cho hay, để đáp trả, quân Nga đã phá hủy tổng cộng 5 bệ phóng tên lửa có khả năng phóng ATACMS trong một cuộc tấ.n côn.g vào vùng Sumy, phía bắc Ukraine vào ngày 25/11. Vụ tấ.n côn.g trực tiếp bằng 4 tên lửa đạn đạo Iskander này cũng khiến Kiev mất ít nhất 30 nhân sự. Thiệt hại về khí tài của Ukraine được thống kê gồm 3 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) và 2 hệ thống pháo phản lực bắ.n loạt (MLRS) cũ hơn.
Trong một loạt vụ tập kích diễn ra trong 2 ngày 25-26/11, quân Nga khẳng định đã phá hủy 2 bệ phóng tên lửa đạn đạo Grom-2 thử nghiệm và một hệ thống tên lửa chống hạm Neptun của đối phương. Động thái cũng nhắm vào các cơ sở có các chuyên gia quân sự điều hành những hệ thống đó, bao gồm cả các chuyên gia nước ngoài.
Theo nhà chức trách Nga, ước tính có tới 40 tay sún.g, chủ yếu đến từ Mỹ, đã thiệ.t mạn.g trong vụ tấ.n côn.g nhằm vào một trung tâm chỉ huy thuộc đơn vị Kraken khét tiếng của Ukraine ở thành phố Kharkiv vào ngày 25/11. Một vụ tập kích bằng tên lửa Iskander khác vào sở chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Ukraine ở thành phố Odessa cũng khiến 70 quân nhân thiệ.t mạn.g, trong đó có các chuyên gia điều khiển xuồng không người lái trên biển và ít nhất 9 huấn luyện viên cũng như kỹ thuật viên người Pháp.
Hôm 28/11, binh lính Nga đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g kết hợp quy mô lớn vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng phục vụ chúng. Moscow tiết lộ, chiến dịch đã sử dụng khoảng 90 tên lửa các loại cùng hơn 100 máy bay không người lái và nhắm vào tổng cộng 17 cơ sở.
Kiev hiện vẫn chưa lên tiếng bình luận về các số liệu do đối phương công bố.
Vì sao Mỹ không cho Ukraine tấ.n côn.g Nga bằng tên lửa ATACMS?
Mỹ đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine nhưng không cho sử dụng tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, điều mà Tổng thống Ukraine xem là tuyệt đối phi lôgic.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấ.n côn.g đất Nga để ngăn chặn đợt tiến công của Moscow vào vùng Kharkiv.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong một chuyến thăm CH Czech hôm 31.5 rằng Mỹ đã điều chỉnh và thích nghi việc hỗ trợ Ukraine theo thời gian và tình hình.
Vì sao Mỹ không cho Ukraine tấ.n côn.g Nga bằng tên lửa ATACMS?
Tuy nhiên, giới chức Mỹ nhấn mạnh Ukraine chỉ được sử dụng một số loại vũ khí nhất định để tấ.n côn.g đáp trả các mục tiêu gần Kharkiv. Việc sử dụng tên lửa ATACMS, vốn có tầm bắ.n đến 300 km, được cho là vẫn bị cấm.
Tướng về hưu Ben Hodges, cựu tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, cho rằng lệnh cấm thể hiện "sự sợ hãi quá mức" tại Washington rằng Nga có thể leo thang xung đột. "Ưu tiên là quản lý sự leo thang", ông Hodges nói với tạp chí Newsweek về ý đồ của Nhà Trắng, khẳng định rằng bản thân ông hoàn toàn ủng hộ cho phép Ukraine dùng ATACMS tấ.n côn.g mục tiêu chủ chốt của Nga.
Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc năm 2017. Ảnh AFP
Gần đây, nhiều hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa, gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul đã viết thư ch.ỉ tríc.h chính quyền, cho rằng Ukraine phải được cho phép sử dụng vũ khí Mỹ để tấ.n côn.g bất kỳ mục tiêu quân sự nào tại Nga, "không chỉ dọc biên giới gần Kharkiv".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc đó là vấn đề nhạy cảm, có thể dẫn đến leo thang. Cựu cố vấn quân đội Ukraine Daniel Rice, hiện là hiệu trưởng Đại học Mỹ tại Kyiv, cho rằng việc giới hạn phóng tên lửa ATACMS vào Nga đang giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng hạt nhân tiềm tàng.
Theo ông, Ukraine không có vũ khí hạt nhân nhưng với việc vũ khí đạn đạo Mỹ tiến về phía Nga, "bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra". Ông lưu ý việc Ukraine đã tấ.n côn.g các radar của Nga được thiết kế để phát hiện vũ khí hạt nhân, dẫn đến khả năng Moscow có thể bị nhầm lẫn rằng đang bị tấ.n côn.g hạt nhân nếu Kyiv sử dụng tên lửa đạn đạo. Ông Rice khẳng định Nga sẽ không thể nhầm lẫn như vậy nếu như Ukraine chỉ bắ.n pháo.
Tuy nhiên, Giám đốc khoa học quân sự Matthew Savill tại Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng RUSI (Anh) phân tích rằng dù ATACMS là tên lửa đạn đạo chiến thuật nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, và Nga biết rõ Ukraine không sử dụng vũ khí hạt nhân.
NATO sẽ tiếp tục khiến Ukraine thất vọng về việc kết nạp?
Giới chức Nga đã lên án việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí để tấ.n côn.g hạn chế vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng sự leo thang liên tục có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh, tuyên bố Nga cho rằng mọi vũ khí tầm xa mà Ukraine sử dụng đều được kiểm soát trực tiếp bởi quân nhân từ các nước NATO. "Đây không phải là viện trợ quân sự, đây là việc tham gia vào chiến tranh chống chúng tôi", ông Medvedev nói.
Triều Tiên lên tiếng ủng hộ quyền tự vệ của Nga trước Ukraine Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Kong-un cho rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là kết quả của sự can thiệp quân sự trực tiếp của phương Tây và Nga hoàn toàn có quyền hành động để tự vệ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra những nhận định trên trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng...