Nga tiếp tục trả nợ trăm tỷ USD “thừa kế” của Liên Xô
Truyền thông Nga vừa cho biết, nước này vừa hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD, thuộc khoản nợ của Liên Xô mà nước này lãnh trách nhiệm trả nợ, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Truyền thông Nga dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính nước này cho biết, Moscow vừa hoàn trả toàn bộ khoản nợ “thừa kế” của Liên Xô, bao gồm 1,1 tỷ USD khoản vay gốc và khoản lãi phát sinh trên 620 triệu USD cho Kuwait và nước tiếp theo được trả nợ sẽ là Hàn Quốc.
Theo quy định của Hiệp định nợ, khoản nợ gốc của Liên Xô sẽ được Nga trả cho Kuwait bằng tiền mặt, còn các khoản nợ do lãi tích lũy được trả bằng cách cung cấp các sản phẩm công nghệ cao của Nga, bao gồm cả các vũ khí, trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cho biết trong một tuyên bố, hiện Liên bang Nga vẫn còn nghĩa vụ trả nợ cũ của Liên Xô cho Hàn Quốc, Macedonia, cùng với Bosnia và Herzegovina. Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo Moscow không công bố rõ hiện tổng số nợ theo dạng này của Nga là bao nhiêu.
Đồng thời, Moscow cũng không tiết lộ kế hoạch trả nợ cũng như hình thức hoàn trả đối với các khoản nợ tiếp nhận từ Liên Xô. Tuy nhiên, qua xem xét việc trả nợ Hàn Quốc và Kuwait, có thể nhận thấy Nga sẽ trả hoàn toàn bằng tiền mặt hoặc tiền mặt cộng với trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cũng cho biết, bất chấp những khó khăn về kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, cùng với việc giá dầu lao dốc cực hạn và sự mất giá của đồng Rúp (Ruble), sau khi trả hết nợ cho Kuwait, Nga sẽ tiếp tục thanh toán cho Hàn Quốc.
Vào đầu năm 1991, Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1 tỷ USD tiền mặt và 470 triệu USD hàng hóa, trong gói cung cấp tài chính có thời hạn là 5 năm. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Nga trở thành “người thừa kế” toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, trong đó có nợ Hàn Quốc.
Tính đến giai đoạn năm 2000, khi ông Vladimir Putin bắt đầu nhậm chức Tổng thống từ người tiền nhiệm Boris Yeltsin, nợ nước ngoài của Nga đã lên tới 158 tỷ USD, chiếm tới 96% tổng GDP bèo bọt của đất nước, trong đó số nợ “thừa kế” của Liên bang Xô viết vào khoảng gần 100 tỷ USD.
Video đang HOT
Kể từ khi nhận chuyển giao quyền lực từ tay Tổng thống đầu tiên của Nga là Boris Yeltsin, ông Vladimir Putin đã phải gánh món nợ khổng lồ từ thời Liên Xô
10 năm sau khi ông Putin lên cầm quyền, Moscow đã trả hết các khoản nợ gốc và lãi vay của các quốc gia và ngân hàng phương Tây thuộc Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London, cùng với IMF. Tổng số nợ mà Nga đã thanh toán vào khoảng 80 tỷ USD.
Còn các khoản nợ thời Xô viết, Moscow đã đề xuất trả nợ nhiều lần bằng tiền mặt và các loại vũ khí, trang bị tối tân trong kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô. Hàn Quốc là nước nhận rất nhiều vũ khí, biến họ trở thành nước đồng minh của Mỹ sở hữu nhiều loại vũ khí Liên Xô/Nga nhất.
Tính đến năm 2013, khoản nợ của Nga đối với Hàn Quốc được cho là còn khoảng 560 triệu USD. Việc sẵn sàng bỏ ra 1,7 tỷ USD để trả hết nợ cho Kuwait cho thấy, rất có thể lần này Nga sẽ thanh toán hết số nợ còn tồn đọng với Hàn Quốc.
Được biết, sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào tháng 12/1991, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã ký Hiệp định về việc phân chia tài sản của Liên bang, dựa trên các điều khoản của Công ước Vienna năm 1983 để phân định tỷ lệ “thừa kế” của từng quốc gia trên cơ sở các đóng góp của họ.
Sau đó, các nước này đã ký thỏa thuận gọi là “phương án 0″, trong đó quy định Nga cần phải trả toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, đổi lại, Moscow sẽ được thừa kế chân Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phần lớn tài sản của Liên bang Xô viết (61,34 %), cùng với kho vũ khí khổng lồ (bao gồm cả vũ khí hạt nhân).
Ngoài ra, phần được chia của các nước Cộng hòa theo tỷ lệ đóng góp của họ cho Liên bang Xô viết được phân chia như sau: Ukraine được chia 16,37%, Belarus nhận 4,13%, Uzbekistan nắm 3,27%, Kazakhstan chiếm 3,86%, Gruzia được 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Putin: Nga không sập bẫy chạy đua vũ trang với Mỹ
Cuộc chạy đua vũ trang Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh là một trong những nguyên nhân khiến Liên bang Xô viết sụp đổ. Đó chính là bài học đắt giá cho nước Nga của Tổng thống Putin.
Ngày 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, nước này sẽ không để bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang vô bổ với Mỹ và NATO. Moscow sẽ làm việc một cách cẩn trọng với các kế hoạch phát triển quân sự, phù hợp với điều kiện ngân sách và chiến lược quân sự của mình.
Ông Putin nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của việc Washington mới đây đã bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên biển (trên các khu trục hạm và tuần dương hạm) ở Địa Trung Hải và Biển Đen, cùng với các trạm radar phòng thủ tên lửa trên bộ ở Romania và sau đó là ở Ba Lan.
Tổng thống Putin nhận định, những hành động đó của Mỹ và NATO là sự đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga, phá hoại hòa bình trong khu vực, gây chao đảo hệ thống an ninh quốc tế và khơi dậy một cuộc chạy đua vũ trang mới như thời chiến tranh lạnh.
Ông chủ Điện Kremlin khẳng định, Moscow sẽ hành động một cách cẩn trọng để đảm bảo giữ vững chủ quyền và an ninh đất nước, gìn giữ sự cân bằng lực lượng chiến lược và không cho phát sinh xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng sẽ không để bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang vô bổ này.
Moscow sẽ đi theo con đường riêng, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ nổi lên đe dọa an ninh của liên bang Nga, mà vẫn đảm bảo không vượt quá kế hoạch tài chính về tái vũ trang quân đội và hải quân đã và đang thực hiện từ nay cho đến năm 2020.
Nhà lãnh đạo Nga đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh mới đây, một chuyên gia quân sự Mỹ là ông Dave Majumdar đã khen ngợi rằng, ông Putin đã thành công trong việc cải tổ sâu rộng quân đội Nga và khôi phục được sức mạnh quân sự sau sự đổ vỡ thời hậu Xô-viết.
Ông Putin khẳng định, Nga sẽ không sa vào chạy đua vũ trang
Phát biểu trên tạp chí "Lợi ích Quốc gia" (National Interest), vị chuyên gia Mỹ đánh giá, chiến dịch của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga ở Syria cho thấy sức mạnh thật sự của lực lượng vũ trang Nga là một đội quân tinh nhuệ và hiện đại.
Trước đây, các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ thường chỉ ghi nhận sức mạnh nổi trội của lực lượng hạt nhân của Nga và coi thường sự lạc hậu về trang bị, sự lỗi thời trong các phương án tác chiến và sự hạn hẹp trong lựa chọn các phương thức giải quyết chiến tranh.
Thế nhưng, giờ đây người Nga đã có thể nắm bắt chiến trường bằng nhiều phương tiện trinh sát tầm xa, giải quyết chiến trường từ cách xa hàng chục nghìn km, tấn công bất cứ nơi đâu bằng nhiều loại vũ khí thông thường, mà không cần dùng đến các loại vũ khí hạt nhân.
Các phương tiện chiến tranh như máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tàu mặt nước, xe tăng, thiết giáp, trang bị tác chiến điện tử, tên lửa hành trình tầm xa của Nga giờ đã không hề kém của Mỹ, thậm chí có loại đã vượt lên, khiến cả Mỹ và NATO phải "ngưỡng mộ".
Do đó, mặc dù ngân sách đầu tư, quy mô lực lượng và tốc độ phát triển không bằng quân đội Trung Quốc nhưng các chuyên gia quân sự Mỹ-NATO luôn coi quân đội Nga là đối thủ tác chiến đáng gờm nhất, đe dọa đến địa vị bá chủ của quân đội Mỹ
Theo_An ninh thủ đô
Mikhail Gorbachev từ chối nhận trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô Vị Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô Viết, Mikhail Gorbachev, nói rằng ông không có trách nhiệm về sự sụp đổ của nó. RIA Novosti ngày 25/4 đưa tin cho biết, phát biểu trong một diễn đàn tại Trường Đại học Kinh tế Moscow cùng ngày nhân sự kiện ra mắt cuốn sách của mình, vị Tổng thống đầu tiên của...