Nga thừa nhận sự thật sốc khiến MiG-29K rơi
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng tờ Gazeta dẫn nguồn tin quân sự Nga đã chỉ rõ nguyên nhân khiến chiếc MiG-29K rơi xuống Địa Trung Hải hôm 13/11.
Đã đứt cáp còn chết máy
Theo nguồn tin này, nguyên nhân thực dẫn đến vụ việc là do hệ thống cáp hãm đà trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bị đứt.
Vụ việc xảy ra vào chiều 13/11 (theo giờ Nga) khi phi đội bay gồm 3 chiếc MiG-29KR đã hoàn thành nhiệm vụ, quay về chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov ngoài khơi Syria.
Tiêm kích MiG-29K hạ cánh thành công trên tàu sân bay.
Theo thiết kế, thông thường mỗi chiếc máy bay hạ cánh cách nhau khoảng 3 phút,. Chiếc MiG-29KR đầu tiên hạ cánh không có vấn đề gì, trong khi đó chiếc MiG-29K thứ 2 đã làm đứt dây cáp hãm đà thứ 2 khiến chúng quấn vào sợi thứ 3 và chiếc máy bay đã may mắn bắt được sợi cáp thứ 4 khi hạ cánh.
Sự cố này khiến cho chiếc MiG-29K còn lại không thể thực hiện hạ cánh dù đã giảm độ cao.
Ngay khi xảy ra tình huống bất ngờ này, chỉ huy đội bay lập tức lệnh cho phi công tăng tốc và tiếp tục bay lượn để chờ nhân viên kỹ thuật khắc phục sự cố.
Và trong khi dây cáp đứt chưa kịp khắc phục thì sự cố đã nghiêm trọng khác xảy ra với chiếc MiG-29K khi cả 2 động cơ của chúng bất ngờ chết máy. Máy bay đã rơi tự do và viên phi công đã không có lựa chọn nào khác là nhảy dù thoát hiểm và được cứu ngay sau đó.
Việc MiG-29K làm đứt cáp hãm đà khiến chính Hải quân Nga cảm thấy bất ngờ bởi máy bay này có trọng lượng nhẹ hơn Su-33 và trong khi máy bay dòng Su này hạ cánh ngon lành thì MiG-29K đã gây nên sự cố đáng tiếc nói trên.
Video đang HOT
Tốc độ hạ cánh
Lý giải cho nguyên nhân này, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, rất có thể do tốc độ hạ cánh cao của MiG-29K. Trong khi Su-33 có tốc độ hạ cánh khoảng 240 km/h thì MiG-29K lên tới trên 250km/h.
Theo thiết kế, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được thiết kế với 4 lớp cáp hãm đà. Khi máy bay thực hiện hạ cánh, những sợi cáp này sẽ tự động được nâng lên khoảng 10 cm so mặt đường băng. Khoảng cách giữa sợi đầu tiên cách phần đuôi tàu khoảng 46 m, và cách dây thứ 2 khoảng trên 10m.
Khoảnh khắc chiếc F/A-18 móc vào cáp hãm đà.
Khi thực hiện hạ cánh, phi công hạ phải cho càng móc cáp phía sau máy bay bắt được sợi cáp thứ 2 hoặc thứ 3 (sợi thứ 4 là dự phòng). Đặc biệt, phi công luôn để động cơ hoạt động với công suất lớn phòng trường hợp đứt hoặc không bắt được cáp thì máy bay có thể tiếp tục cất cánh.
Dù sự cố đứt cáp trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là rất nghiêm trọng, tuy nhiên không phải chỉ có tàu Nga gặp sự cố này. Trong quá trình thử nghiệm, tàu sân bay Liêu Ninh cũng một vài lần xảy ra sự cố tương tự trong khi đó, tàu sân bay hạt nhân của Mỹ cũng không tránh khỏi tình huống chết người này.
Sự cố xảy ra trên tàu USS Eisenhower hồi đầu năm 2016 khi chiếc máy bay AEW E-2C làm đứt cáp và lao thẳng xuống biển. Tuy nhiên, viên phi công đã bình tĩnh điều khiển chiếc AEW E-2C thoát hiểm bằng cách bay vọt lên trước sự ngỡ ngàng của nhân viên kỹ thuật trên tàu USS Eisenhower.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Cuộc chiến Aleppo: Nga dồn sức cho trận tuyến cuối cùng?
Nga cùng quân đội Syria bắt đầu triển khai các kế hoạch nhằm tấn công vào các vị trí của phiến quân IS tại thành trì cuối cùng Aleppo.
Nga tái không kích ở Syria
Ngày 15/11, các máy bay chiến đấu của Nga và quân đội Syria tiếp tục tiến hành không kích vào các vị trí do phiến quân kiểm soát ở thành phố Aleppo, miền Bắc Syria.
Hoạt động trên diễn ra sau hơn 3 tuần tạm ngừng chiến dịch không kích nhằm thực thi thỏa thuận được Nga và Syria đưa ra ngày 18/10, để tạo điều kiện cho dân thường và các tay súng phiến quân rời khu vực phía Đông Aleppo.
Nga và quân đội Syria tiếp tục tiến hành không kích vào các vị trí do phiến quân kiểm soát ở thành phố Aleppo
Đài truyền hình nhà nước Syria đưa tin lực lượng không quân chính phủ Assad đã tham gia các cuộc tấn công vào các căn cứ khủng bố ở Aleppo, trong khi điện Kremlin thông báo tiến hành chiến dịch tấn công quy mô vào nhóm phiến quân IS và nhóm Jabhat al-Nusra tại Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tiết lộ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang ở khu vực Địa Trung Hải cũng lần đầu tiên tham gia chiến dịch tấn công. Cụ thể, các máy bay ném bom Sukhoi-33 trên tàu Kuznetsov đã tiến hành các cuộc không kích đầu tiên tại tỉnh Tây Bắc Idlib và tỉnh Homs, miền Trung Syria. Cùng với đó, chiến hạm Đô đốc Grigorovych cũng phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu phiến quân.
Theo truyền thông địa phương, các vụ không kích đã nhằm vào khu vực Masaken Hanano, Haydariyeh, Qaterji và Qadi Askar ở phía Đông Aleppo. Đặc biệt trong quá trình tham chiến, tên lửa đạn đạo đã trúng vào các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Tal Hadid và ngoại ô phía Nam Aleppo và Jabal al-Hus khiến khoảng 10 người thiệt mạng.
Cùng ngày, Tổng tư lệnh quân đội Syria thông báo, lực lượng vũ trang Damascus chuẩn bị tấn công các căn cứ địa của nhóm khủng bố Jeish al-Fatah ở các quận, huyện phía đông Aleppo từ 9 hướng khác nhau.
"Lực lượng của chúng tôi, bao gồm các đơn vị được đào tạo, huấn luyện tốt, được triển khai tại 9 mặt trận khác nhau, và đang sẵn sàng chờ đợi lệnh", trung tâm chỉ huy cho biết.
Trước sức tấn công dữ dội của không quân Nga và quân đội chính phủ Syria, ngày 15/11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố chỉ trích kịch liệt quyết định không kích trở lại vào thành phố Aleppo của Nga.
Washington khẳng định các mục tiêu mà Moskva nhắm tới không phải là khủng bố, mà là những địa điểm dân sinh như bệnh viện, nhà dân... Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ còn lo ngại hành động tái không kích của Nga diễn ra ngay trước thềm đàm phán các bên ở Geneve (Thụy Sỹ) về vấn đề Syria sẽ tác động lớn tới cục diện đàm phán.
Tuy nhiên phía Nga khẳng định chỉ nhằm vào các mục tiêu khủng bố, và tố cáo Mỹ phản ứng là do các lực lượng phiến quân đối lập ôn hòa được phương Tây chống lưng bị liên quân Nga - Syria tấn công.
IS tìm cách tháo chạy
Về phía phiến quân IS, những ngày qua lực lượng này đang gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề cũng như bộc lộ nhiều điểm yếu trước đòn tấn công dồn dập của liên quân Nga - Syria.
Hôm 13/11, các đơn vị tên lửa quân đội Syria đã nhắm vào một loạt các vị trí đóng quân của IS ở Đông Bắc Hama gây ra nhiều tổn thất nặng nề. Theo thống kê, các cuộc tấn công đã phá hủy ít nhất 30 xe quân sự cùng nhiều trang thiết bị vũ khí hạng nặng của tổ chức khủng bố.
Sự tấn công của Nga và quân đội Syria khiến phiến quân IS hoảng loạn
Hàng trăm tay súng IS được triển khai tại khu vực này nhằm mục tiêu triển khai đột kích phòng tuyến của quân đội Syria tại phía Đông làng Jubb al-Ali và từ đó cắt tuyến tiếp vận chính phủ đến Aleppo.
Tuy nhiên kế hoạch trên nhanh chóng vào tầm ngắm của quân chính phủ và kế hoạch tiêu diệt IS đã được thông qua.
Các tay súng tại các vị trí bị tấn công cũng phải chịu thiệt hại nặng nề trước khi rời khỏi khu vực. Như vậy, kế hoạch chặn các đường tiếp tế của khủng bố đã thất bại hoàn toàn.
Trước đó, một chiếc xe tải nhỏ mang bom tự sát của khủng bố IS với dự định tiến vào Bắc Syria cũng đã bị quân chính phủ và các lực lượng ngăn cản. Chiếc xe sau đó đã buộc phải dừng lại dưới hỏa lực của súng máy hạng nặng. Tay súng IS điều khiển chiếc xe bom sau đó đã thoát ra khỏi chiếc VBIED và bỏ chạy dưới làn đạn truy đuổi ác liệt.
Theo Hoàng Sơn
Đất Việt
Trump chưa lên, Putin đã thắng thế Nga đang tranh thủ khoảng trống trong chuyển giao quyền lực tại Mỹ, để giành ưu thế vượt trội trên chiến trường Syria. Đầu tháng 9/2016, cục diện Syria bế tắc khi Nga và Mỹ không đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Allepo, nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Syria. Dàn tàu chiến Nga điều tới Syria Moscow và Washington không thể...