Nga thừa nhận nền kinh tế nước này đang trải qua cú sốc
Ngày 10/3, Điện Kremlin thừa nhận rằng nền kinh tế Nga đang trải qua một cú sốc và Moskva đang thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này.
Khách hàng mua rau củ quả tại một chợ ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nền kinh tế Nga “hiện đang trải qua một cú sốc và có những hậu quả tiêu cực, song những tác động này sẽ được giảm thiểu”.
Theo ông Peskov, phương Tây đang phát động “một cuộc chiến tranh kinh tế chưa từng có” nhằm vào Nga. Ông cho rằng tình hình hiện nay hỗn loạn, nhưng Nga đang thực hiện các biện pháp để làm dịu và ổn định tình hình.
Cùng ngày, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các doanh nghiệp Nga đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo tài chính cho các hợp đồng bán dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu vào tháng 4 tới, song khẳng định có thể giải quyết được vấn đề này.
Ngày 8/3 vừa qua, Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi một số công ty dầu mỏ phương Tây, như Shell, tuyên bố sẽ ngừng mua dầu của Nga. Các lệnh trừng phạt của phương Tây chưa tác động đến sản lượng khai thác của Nga, khi số liệu mới nhất mà Nhật báo Kommersant dẫn nguồn Bộ Năng lượng Nga đăng tải cho thấy sản lượng dầu vẫn tiếp tục tăng 55.000 thùng/ngày lên 11,1 triệu thùng/ngày. Sản lượng của tập đoàn Rosneft, doanh nghiệp sản xuất dầu lớn nhất của Nga, vẫn ở mức 3,4 triệu thùng/ngày. Mặc dù sản lượng dầu vẫn có xu hướng tăng, song một số nhà sản xuất của Nga gặp khó khăn trong việc bán hàng.
Các chuyên gia phân tích tại công ty Rystad Energy có trụ sở ở Oslo (Na Uy) nhận định Nga có thể sẽ buộc phải ngưng sản xuất dầu thô nếu các lệnh trừng phạt được mở rộng, như biện pháp được thực hiện hồi tháng 4/2020, khi nhu cầu thế giới giảm mạnh do đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, theo dữ liệu mới nhất, hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga sang Đức qua Dòng chảy phương Bắc 1 và Ba Lan, cũng như sang Slovakia qua Ukraine vẫn duy trì ổn định. Cụ thể, lượng khí đốt đi qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vẫn ở mức 73.028.461 kWh/h. Trong khi đó, theo dữ liệu tại điểm đo lường Mallnow ở biên giới Đức-Ba Lan, lượng khi đốt đi qua đường ống Yamal-Europe đạt 7.280.550 kWh/h. Đường ống nối giữa Ba Lan và Đức này chiếm khoảng 15% lượng khí đốt xuất khẩu hằng năm của Nga sang châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự, lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine vào Slovakia ở mức 882.087MWh/h, hầu như không thay đổi so với ngày 9/3.
Video đang HOT
Liên quan các biện pháp trừng phạt Nga, ngày 10/3, Anh tuyên bố áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với 7 doanh nhân Nga, theo đó bổ sung các nhân vật Roman Abramovich, Igor Sechin, Oleg Deripaska và Dmitri Lebedev vào danh sách trừng phạt của London. Ông Abramovich là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea, ông Deripaska có cổ phần tại En Group, ông Sechin là Giám đốc điều hành của Rosneft và ông Lebedev là Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng Rossiya.
Hậu quả chiến sự: Mỹ tăng trưởng chậm, châu Âu và Nga bị ảnh hưởng nặng nề hơn
Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn, châu Âu sẽ có nguy cơ rơi vào suy thoái còn kinh tế Nga sẽ suy giảm tới hai con số.
Kinh tế Mỹ được dự báo tăng 3,2% trong năm 2022, thấp hơn 0,3% so với dự báo trước đó. Ảnh: AFP
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng
Đó là những đánh giá ban đầu được đài CNBC tổng hợp sau cuộc khảo sát về những ảnh hưởng mà cuộc tấn công Ukraine của Điện Kremline gây ra cho 3 nền kinh tế trên.
Theo khảo sát nhanh CNBC Rapid Update, mức trung bình của 14 dự báo về kinh tế Mỹ cho thấy, GDP của nước này sẽ tăng 3,2% trong năm nay, thấp hơn 0,3% so với dự báo tháng trước. Tuy vậy, đây vẫn mức tăng trưởng vượt xu hướng do kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi từ làn sóng dịch bệnh do biến chủng Omicron gây ra.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa dùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), được dự báo tăng 4,3% trong năm nay, cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của CNBC lưu ý rằng, vẫn chưa thể đoán định nền kinh tế Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước cú sốc giá dầu tăng vọt khi giá dầu thô tăng nhanh và đã xuyên thủng mốc 130 USD/thùng, còn giá xăng trung bình tại Mỹ đã vượt 4 USD/gallon và rất có thể nhanh chóng cán mốc 5 USD/gallon.
Hầu hết các dự báo được đài CNBC đưa ra đều nghiêng về rủi ro lạm phát Mỹ sẽ tăng cao hơn trong khi tăng trưởng thấp đi. Các nhà kinh tế cho biết, việc loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ Nga ra khỏi nguồn cung toàn cầu có thể dẫn tới một kết cục tồi tệ hơn.
"Hậu quả của việc Nga ngừng cung ứng hoàn toàn 4,3 (triệu thùng dầu/ngày) xuất sang Mỹ và châu Âu sẽ rất nghiêm trọng", Tập đoàn tài chính JPMorgan cảnh báo.
Phía JPMorgan cho rằng, việc tách Nga ra khỏi thị trường dầu mỏ thế giới đòi hỏi cần có nhiều nỗ lực. Quy mô và thời gian gián đoạn nguồn cung lớn từ phía Nga sẽ gây ra cú sốc đối với tăng trưởng toàn cầu.
Khảo sát của đài CNBC cũng lưu ý, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ đạt 3,5% trong quý II/2022, khá hơn nhiều so với mức ước tăng 1,9% trong quý I. Tuy nhiên, ước tính tăng trưởng 3,5% trong quý II vẫn thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước. Cho nên, có thể nói rằng, nền kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi trở lại từ làn sóng Omicron, nhưng sức phục hồi sẽ không mạnh mẽ và lạm phát có chiều hướng tăng.
Ước tính lạm phát của Mỹ sẽ tăng 1,7 điểm phần trăm trong quý này và 1,6 điểm phần trăm cho quý tới. Trong năm nay, lạm phát Mỹ được dự báo sẽ tăng lên 4,3% trước khi giảm về 2,4% vào cuối năm.
Nhìn chung, sức tăng trưởng kinh tế Mỹ được đánh giá là khá bền bỉ. Ông Stephen Stanley, chuyên gia kinh tế từ Công ty phân tích dữ liệu thị trường Amherst Pierpont cho rằng: "Giá năng lượng đang tăng đột biến và chúng có thể vẫn còn tăng liên tục, nhưng tôi kỳ vọng phần lớn đà tăng trong những ngày gần đây sẽ giảm xuống trong vài tháng tới, cho nên nó tác động chủ yếu đến tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn".
Điểm khác biệt mà chiến sự Nga - Ukraine tác động đến thị trường Mỹ so với các thị trường khác là Washington có thể chủ động xoay sở nguồn cung dầu mỏ, nhất là dầu đá phiến để cân bằng nhu cầu trong nước. Như vậy, dòng tiền sẽ được chuyển từ túi của người tiêu dùng sang các nhà sản xuất trong nội bộ nước Mỹ, thay vì phải chuyển tiền ra nước ngoài để nhập khẩu. Nhờ thế, các công ty dầu mỏ Mỹ cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận nhờ tăng cường khai thác.
Tuy nhiên, một số người bi quan cho rằng, lực cản từ giá cả hàng hóa tăng cao, không riêng gì xăng dầu, sẽ kéo hãm đà tăng trưởng của Mỹ. Ông Joseph Lavorgna từ Ngân hàng đầu tư Natixis cho rằng: "Mỹ đang trong tình trạng đình lạm (hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong khi lạm phát và thất nghiệp vẫn ở mức cao - BTV), với giá năng lượng và lương thực hiện có khả năng còn tăng cao hơn nữa".
Châu Âu, Nga bị ảnh hưởng nặng nề
Giới phân tích đồng tình với nhận định rằng, châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi chiến sự Nga - Ukraine. Tập đoàn tài chính Anh Barclays vừa hạ dự báo tăng trưởng châu Âu năm nay xuống còn 3,5%, từ mức 4,1% vào tháng trước.
"Giá hàng hóa tăng vọt và tâm lý ngại rủi ro trên thị trường tài chính là những kênh lây lan chính gây ra lạm phát toàn cầu, với châu Âu là khu vực chịu nhiều rủi ro nhất", Barclays đánh giá.
Trong khi đó, JPMorgan đã hạ 1 điểm phần trăm tăng trưởng của châu Âu trong năm nay và hiện GDP của châu Âu được dự báo tăng 3,2% trong năm.
Châu Âu, mà cụ thể hơn là Liên minh châu Âu (EU) vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong năm 2020 và 2021, trên 40% lượng khí tự nhiên và dầu mỏ EU nhập khẩu đến từ Nga và Nga vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất cho khu vực này.
Nhiều tháng qua, EU chật vật tìm cách giảm phụ thuộc năng lượng của Nga. Trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết EU đã thành công trong việc tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế. "Chúng tôi có thể vượt qua mùa đông này mà không cần khí đốt của Nga", Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định.
So với Mỹ và EU, Nga được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc chiến với Ukraine. JPMorgan dự báo GDP của Nga sẽ sụt giảm 12,5% do nền kinh tế này đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt chưa từng có từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, trong đó có động thái "đóng băng" lượng dự trữ ngoại hối 630 tỷ USD của Nga và cô lập nền kinh tế này với thế giới.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) của Mỹ dự báo, kinh tế Nga sẽ suy giảm sâu tới 15% trong năm nay, gấp đôi mức suy giảm ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009.
"Chúng tôi nhận thấy rủi ro đang nghiêng về suy giảm kinh tế. Nga sẽ khó có thể trở lại như cũ nữa", chuyên gia kinh tế trưởng Robin Brooks của Viện Tài chính quốc tế nhận xét.
Nền kinh tế Nga chống đỡ ra sao trước các lệnh trừng phạt? Kể từ năm 2014, khi Mỹ và các đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea và vụ bắn rơi chuyến bay MH-17 của hãng hàng không Malaysia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng biến nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ USD trở nên miễn nhiễm với trừng phạt. Điều chỉnh nền kinh tế...