Nga thừa nhận lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu
Ngành dầu mỏ Nga đang đối mặt thách thức do lệnh trừng phạt tăng cường của phương Tây. Các biện pháp trừng phạt thứ cấp đang khiến các ngân hàng toàn cầu lo ngại.
Do đó, các ngân hàng và công ty Nga đang tìm những cách khác nhau để thực hiện thanh toán xuyên biên giới.
Xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang chịu tác động khi phương Tây tăng cường chế độ trừng phạt. Ảnh: TASS
Mạng tin Business Insider ngày 25/3 dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, việc phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với nước này đang ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Moskva.
Theo một báo cáo chính thức, bà Nabiullina tiết lộ: Sau đợt sụt giảm vào đầu năm nay, xuất khẩu đã phục hồi trở lại nhờ giá dầu tăng. Giá dầu thô quốc tế đã tăng hơn 10% trong năm nay. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt thứ cấp cản trở quá trình này, đề cập đến các hạn chế thương mại nhằm ngăn cản các bên thứ ba ngoài Mỹ hoặc EU hợp tác kinh doanh với Nga.
Nền kinh tế Nga vẫn kiên cường trong hơn hai năm sau cuộc xung đột ở Ukraine và giữa các lệnh trừng phạt thương mại, khiến phương Tây khó chịu. Điều này một phần là do Nga, “gã khổng lồ” về năng lượng, đã duy trì xuất khẩu của mình bằng cách chuyển hướng sang các thị trường thay thế như Ấn Độ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhưng một số ngân hàng Trung Quốc đã tạm dừng thanh toán từ các tổ chức tài chính Nga bị phương Tây trừng phạt, truyền thông địa phương Nga đưa tin vào tháng 2 vừa qua.
Giờ đây, các ngân hàng toàn cầu khác mà Nga đang sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt cũng đang quay lưng lại làm ăn với nước này vì sợ bị phương Tây trả đũa tờ Wall Street Journal đưa tin vào tuần trước.
Khách hàng hàng đầu của Nga là Ấn Độ hiện cũng đang gặp khó khăn. Tờ Forbes ngày 22/3 cho biết, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã ngừng chấp nhận dầu thô của Nga được giao bởi các tàu chở dầu do Sovcomflot điều hành – công ty vận tải thương mại lớn nhất của Nga đã bị Mỹ trừng phạt.
Điều này có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga vì Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất về nhiên liệu hóa thạch của Moskva kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Hiện các công ty dầu mỏ tư nhân và nhà nước của Ấn Độ đã ngừng nhận dầu thô của Nga do các tàu chở dầu của Sovcomflot vận chuyển, bao gồm cả tập đoàn Dầu khí Ấn Độ – công ty lớn nhất nước này.
Các công ty dầu mỏ được cho là đang kiểm tra tất cả các tàu chở dầu để đảm bảo Sovcomflot hoặc bất kỳ tổ chức bị trừng phạt nào khác không vận hành chúng. Cuộc kiểm tra cũng đã làm gián đoạn việc vận chuyển dầu thô của Nga bằng các tàu khác, khiến các tàu này cũng buộc phải chờ vài tuần ngoài khơi bờ biển Ấn Độ mà không có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm họ có thể giao hàng.
Trong bối cảnh đó, bà Nabiullina đã đưa ra gợi ý về việc Nga sẽ tăng cường nỗ lực vượt qua các biện pháp trừng phạt. Bà nói với hãng thông tấn TASS: “Do các lệnh trừng phạt, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán xuyên biên giới. Các ngân hàng và công ty Nga đang tìm ra những cách mới để thanh toán với các quốc gia khác nhau và họ khá linh hoạt trong việc thay đổi các phương thức này khi khó khăn gia tăng”.
Nga trì hoãn chuyển tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ để ưu tiên mặt trận ở Ukraine
Việc triển khai S-400 trong môi trường xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất do Nga sản xuất và đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Ảnh: TASS
Nhật báo Economic Times (Ấn Độ) ngày 24/3 đưa tin rằng Nga đã thông báo cho Ấn Độ sẽ chuyển giao hai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 cuối cùng trước tháng 8/2026. Việc điều chỉnh lịch trình này cho phép Nga ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của lực lượng vũ trang nước này liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ có hợp đồng mua S-400 được coi là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Thỏa thuận giữa Nga và Ấn Độ về hệ thống S-400 chính thức được ký kết vào tháng 10/2018, bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng giao dịch như vậy có thể kích hoạt các biện pháp trừng phạt theo đạo luật CAATSA (Chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt). Thỏa thuận trị giá hơn 5 tỷ USD trên đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ.
Việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ được bắt đầu vào tháng 12/2021, theo lịch trình mà cả hai nước đã thống nhất. Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đã nhận một số hệ thống và linh kiện liên quan của S-400, và việc triển khai những hệ thống đầu tiên được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Ấn Độ, đặc biệt là dọc theo biên giới nước này.
Ấn Độ mua hệ thống S-400 là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm hiện đại hóa khả năng quân sự của New Delhi trong bối cảnh căng thẳng khu vực ngày càng gia tăng, đặc biệt là với nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc. Hệ thống S-400 có khả năng tấn công máy bay chiến đấu, máy bay không người lái (UAV), tên lửa đạn đạo và hành trình trong phạm vi lên tới 400 km, làm gia tăng đáng kể khả năng phòng không cho Ấn Độ.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc, đầu tư của Ấn Độ vào phòng không đã trở thành nền tảng trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này. Trong khi đó, chiến trường hiện đại, đặc trưng bởi những tiến bộ công nghệ và tác chiến đa miền, đặt ưu thế trên không lên hàng đầu. Đối với Ấn Độ, mối đe dọa bao gồm từ máy bay có người lái và máy bay không người lái cho đến tên lửa đạn đạo và hành trình, tất cả đều cần có cơ sở hạ tầng phòng không toàn diện và tiên tiến.
Việc mua các hệ thống như S-400 của Nga là minh chứng cho cam kết của Ấn Độ trong việc tăng cường khả năng phòng không của mình. Những hệ thống đó không chỉ giúp tăng cường phòng thủ mà còn đóng vai trò là công cụ răn đe chiến lược, báo hiệu sự sẵn sàng của Ấn Độ trong việc bảo vệ không phận của mình và chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào.
Tuy nhiên trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đang diễn ra, Nga đã nhấn mạnh việc cần đảm bảo khả năng phòng thủ của họ, bao gồm cả việc triển khai S-400, vốn ngày càng trở nên quan trọng. Tính toán chiến lược này không chỉ phản ánh những yêu cầu chiến thuật trước mắt của cuộc chiến mà còn là sự thừa nhận những tác động địa chính trị rộng lớn hơn. Hệ thống S-400, nổi tiếng với khả năng nhắm mục tiêu vào một loạt các mối đe dọa trên không ở khoảng cách đáng kể, có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ tài sản của Nga và là công cụ răn đe mạnh mẽ.
Tầm quan trọng của năng lực phòng không, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, vượt ra ngoài chiến trường. Đối với Nga, S-400 và các hệ thống tương tự rất quan trọng trong việc khẳng định ưu thế trên không và cung cấp lá chắn chống lại các cuộc không kích hoặc nỗ lực trinh sát tiềm tàng của đối thủ. Điều này đặc biệt cần thiết khi Ukraine liên tục nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, bao gồm cả việc cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến và thông tin tình báo. Do đó, việc triển khai S-400 là một động thái chiến lược nhằm vô hiệu hóa những lợi thế này của Ukraine cũng như NATO và khẳng định quyền kiểm soát không phận.
Hơn nữa, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng không trong chiến tranh hiện đại, nơi việc sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các khí tài trên không khác đã trở nên phổ biến. Hệ thống S-400, với khả năng radar và tên lửa tiên tiến, rất phù hợp để chống lại những mối đe dọa này, cung cấp một lớp phòng thủ quan trọng chống lại nhiều cuộc tấn công trên không. Việc triển khai nó trong khu vực xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác.
Tóm lại, sự hiện diện của S-400 giúp Nga duy trì thế trận phòng thủ vững chắc, đồng thời phản ánh một chiến lược rộng lớn hơn nhằm bảo vệ các tài sản và vị trí quan trọng, cũng như là một công cụ gây ảnh hưởng địa chính trị. Do đó, vai trò của S-400 trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukriane vượt xa những đóng góp về mặt chiến thuật, thể hiện cách tiếp cận của Nga đối với chiến tranh và phòng thủ trong thế kỷ 21.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev. Nga đã thành công trong việc phá hủy...