Nga thử thành công trực thăng có khả năng bay cao kỷ lục
Nga vừa hoàn tất thành công các đợt thử nghiệm đối với mẫu trực thăng đa nhiệm mới nhất Mi-38. Theo đó, Cơ quan Vận tải Đường không Liên bang đã trao chứng nhận đạt đủ tiêu chuẩn cho Mi-38. Điều này đồng nghĩa với việc, Mi-38 sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2016.
Trực thăng mới này có bề ngoài giống các dòng trực thăng thế hệ cũ, tuy nhiên, nội thất bên trong của nó lại hoàn toàn được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất của thời đại.
Thay vì các nút bấm thông thường, buồng lái của M-38 bao gồm các màn hình đa nhiệm hiện đại.
Trực thăng Mi-38 sử dụng động cơ TV7-117V do Nga chế tạo với công suất mạnh. Động cơ này được lắp đặt trên các trực thăng Mi-38 và giúp chuyến bay đạt độ cao lớn dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Với độ cao 8.500 mét, trực thăng vận tải Mi-38 của Nga đã chính thức phá vỡ kỷ lục về độ cao của không chỉ máy bay trực thăng vận tải mà còn bay cao hơn cả các loại máy bay trực thăng quân sự trên thế giới.
Trong tương lai, với động cơ mới TV7-117V mạnh hơn và cấu trúc máy bay được thiết kế lại, trực thăng Mi-38 có thể phá vỡ kỷ lục độ cao do chính nó thiết lập.
Trực thăng vận tải đa dụng Mi-38 được sản xuất để thay thế hai loại trực thăng Mi-8 và Mi-17 trong vai trò vận tải dân sự và quân sự. Mi-38 có tốc độ tối đa 285 km/giờ, tầm hoạt động 885 km.
Theo_VnMedia
Mỹ bán số lượng vũ khí kỷ lục nhờ các cuộc khủng hoảng
Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu trên thị trường vũ khí toàn cầu, The New York Times viết dựa vào một báo cáo đã được trình lên Quốc hội Mỹ.
Ảnh minh họa.
Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu trên thị trường vũ khí toàn cầu, The New York Times viết dựa vào một báo cáo đã được trình lên Quốc hội Mỹ.
Năm 2014, Mỹ thu được 36,2 tỷ USD bán vũ khí, vượt 9,5 tỷ USD so với trước đó. Nga đứng thứ hai trên thị trường với 10,2 tỷ USD, thứ ba là Thụy Điển với 5,5 tỷ. Pháp và Trung Quốc lọt vào top 5 nước dẫn đầu với 4,4 và 2,2 tỷ USD.
Các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la với Qatar, Saudi Arabia và Hàn Quốc cho phép Washington kiểm soát hơn 50% thị trường vũ khí thế giới. Đồng thời, Hoa Kỳ đã tận dụng sự căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên để biến Seoul thành người mua vũ khí lớn, chấp nhận bỏ ra hơn 7 tỷ USD.
Iraq giữ vị trí thứ hai trong xếp hạng các quốc gia nhập khẩu vũ khí bằng quyết định chi 7,3 tỷ USD xây dựng quân đội sau khi Mỹ rời khỏi nước này.
Brazil bất ngờ đoạt vị trí thứ ba do tích cực tái vũ trang quân đội. Theo The New York Times, con số ấn tượng 6,5 tỷ USD của Brazil chủ yếu hướng vào việc mua sắm các máy bay quân sự do Thụy Điển sản xuất.
Tổng cộng trong năm 2014, trên thế giới đã ký các hợp đồng vũ khí hợp pháp trị giá 71,8 tỷ USD, tờ báo cho biết.
Thúy Hà
Theo Biz Live
Giá dầu xuống mức thấp kỷ lục do lo ngại dư nguồn cung Giá dâu thê giới giảm tới mức thâp kỷ lục 7 năm sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo tình trạng dư thừa nguôn cung sẽ kéo dài. Trong phiên giao dịch sáng 14/12 tại châu Á, giá dầu tiếp tục nới rộng đà giảm mạnh của tuần trước sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra...