Nga thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 thứ hai với thanh thiếu niên
Ngày 29/11, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus và Công nghệ Sinh học Nhà nước Vector, ông Rinat Maksyutov, cho biết các thử nghiệm lâm sàng đối với loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung tâm này phát triển, có thể bắt đầu thực hiện với người trẻ từ 14 – 17 tuổi trong tháng 12.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên tình nguyện viên tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, phát biểu tại lễ hội trực tuyến “Science Bar Hopping”, ông Maksyutov cho biết thêm trung tâm sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine EpiVacCorona lâm sàng trên thanh niên từ 14 – 17 tuổi vào tháng 12, nếu được yêu cầu, bởi độ tuổi này nhạy cảm với virus SARS-CoV-2.
Ông Maksyutov giải thích thêm rằng sẽ cần một loạt 6 nghiên cứu liên tiếp với các nhóm tuổi khác nhau theo thứ tự giảm dần từ nhóm 14 – 17 tuổi đến trẻ sơ sinh, và mọi thử nghiệm tiếp theo đều phụ thuộc vào thành công của thử nghiệm trước.
Video đang HOT
EpiVacCorona là vaccine dựa trên kháng nguyên đã được chính phủ Nga cấp phép ngày 13/10 và đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Những người tham gia thử nghiệm gồm một nhóm 150 tình nguyện viên trên 60 tuổi.
Điện Kremlin tiết lộ lý do ông Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều tháng sau khi nhà lãnh đạo Nga thông báo Sputnik V là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới.
Ông Putin đến nay chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Điện Kremlin ngày 24.11 thông báo ông Putin vẫn chưa thể tiêm vaccine vì Sputnik V chưa được chứng nhận, chưa kết thúc quá trình thử nghiệm đại trà.
Nhưng đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, các quan chức và giáo viên Nga đã được tiêm vaccine.
"Tổng thống chưa thể sử dụng vaccine chưa được chứng nhận", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời họp báo. Ông Peskov không giải thích sự khác biệt giữa "vaccine được chứng nhận" và "vaccine được đăng ký".
"Việc tiêm vaccine đại trà cho người dân chưa diễn ra. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng chưa thể tiêm vaccine với tư cách là tình nguyện viên", ông Peskov nói thêm.
Ông Peskov nói các thử nghiệm sẽ sớm hoàn tất và ông Putin sẽ quyết định khi nào thì mình "cần phải tiêm vaccine".
Cùng ngày, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cung cấp các thông tin mới, khẳng định vaccine hiệu quả, an toàn, rẻ và dễ dàng vận chuyển.
Viện Gamaelya - nơi phát triển vaccine và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ tài chính, đã cung cấp các dữ liệu ban đầu về vaccine. Các dữ liệu thu thập được cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả 91,4% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19. Ước tính có 18.794 tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine.
Trong khi đó, các hãng sản xuất vaccine khác như Pfizer và Moderna của Mỹ đã thông báo vaccine của các cơ quan này phát triển đạt hiệu quả từ 94,5-95%.
Viện Gamaelya và RDIF cung thông báo mỗi liều vaccine có giá dưới 10 USD ở thị trường quốc tế và coi đây là mức giá rất cạnh tranh. Mỗi người cần tiêm 2 liều vaccine cách nhau vài tuần. Người dân Nga được tiêm vaccine miễn phí.
Nga cũng thông báo vaccine Sputnik V cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. Trong khi đó, vaccine của Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ lên tới âm 70 độ C. Vaccine của Mordena có thể lưu trữ ở tủ lạnh trong 30 ngày.
Bài toán phân phối và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức ngày 23-11 đăng bài viết về bài toán phân phối và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, trong đó khẳng định rằng: "Những loại vaccine (ngừa Covid-19) đầu tiên sẽ sớm được đăng ký. Một số nước đã đặt hàng mua hàng tỷ liều từ lâu. Trong khi những nước khác sẽ phải đối mặt với...