Nga thử nghiệm ‘tự cô lập’ internet
Nga vừa “ngắt kết nối” thành công khỏi World Wide Web trong quá trình thử nghiệm “internet chủ quyền”.
Nga thử nghiệm tách khỏi internet toàn cầu nhằm dự trù cho kịch bản xấu nhất
Theo RBC , từ cuối năm 2019, Nga đã thông qua luật “ internet chủ quyền” nhằm tìm cách bảo vệ đất nước khỏi bị cắt đứt với cơ sở hạ tầng nước ngoài. Đạo luật này bị các nhà hoạt động tự do ngôn luận phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng động thái của chính quyền Nga sẽ khiến không gian mạng bị kiểm soát nhiều hơn.
Video đang HOT
Các nguồn tin giấu tên trong ngành viễn thông cho biết Nga tổ chức cuộc thử nghiệm từ ngày 15.6 – 15.7 để kiểm tra khả năng hoạt động của internet Nga trong trường hợp bị chặn từ bên ngoài, bị tắc nghẽn, cùng nhiều mối đe dọa khác.
Dù kết quả chính thức vẫn chưa được công bố, nhưng cuộc thử nghiệm được ghi nhận thành công bước đầu. Qua kiểm tra sơ bộ, cuộc thử nghiệm không gây gián đoạn cho người dùng internet bình thường. Kết quả cuối cùng sẽ có vào ngày 31.8.
Theo tiết lộ, những công ty tham gia vào cuộc thử nghiệm gồm có nhà mạng Rostelecom của chính phủ, bốn nhà cung cấp mạng di động lớn nhất ở Nga và chủ sở hữu mạng cáp quang lớn nhất thế giới.
Năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu nhà mạng thực hiện những cuộc thử nghiệm như thế này mỗi năm một lần, nhưng năm ngoái họ phải tạm dừng do đại dịch Covid-19.
Luật “internet chủ quyền” tìm cách định tuyến lưu lượng truy cập web và dữ liệu của Nga qua các điểm do chính quyền nhà nước kiểm soát, xây dựng hệ thống tên miền quốc gia giúp internet hoạt động ngay cả khi Nga bị cắt đứt với bên ngoài. Luật cũng yêu cầu lọc thông tin nhiều hơn, buộc các nhà mạng phải mua và cài đặt các công cụ DPI.
Điện Kremlin xác nhận Nga đã thử nghiệm tự cô lập internet, vì cơ sở hạ tầng Nga cần sẵn sàng trước những lệnh trừng phạt từ nước ngoài cũng như cuộc tấn công của tội phạm mạng.
Telegram đang trở thành công cụ tấn công cho tin tặc
Telegram đang là sự lựa chọn mới của các tác nhân gây hại vì tính dễ sử dụng của dịch vụ và khả năng ẩn danh tốt.
Telegram đang là công cụ ưa chuộng của tin tặc
Theo TechRadar , nghiên cứu mới của nhà phân tích phần mềm độc hại Omer Hofman thuộc Check Point Software Technologies cho biết, Telegram là một nơi tập trung ngày càng tăng cho hoạt động độc hại của các tác nhân đe dọa. Sau khi Whatsapp bị một số người dùng hạn chế sử dụng bằng các chính sách và cài đặt mới, Telegram trở nên phù hợp hơn bao giờ hết. Chính vì sự nổi lên nhanh chóng này đã thu hút nhiều tác nhân gây hại.
Các tội phạm mạng được đề cập đang sử dụng Telegram làm hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C&C) để phân tán các công cụ tấn công của chúng. Một điều đặc biệt mà Check Point Research (CPR) đã thấy tăng lên gần đây là trojan truy cập từ xa ToxicEye, nó xuất hiện trong hơn 130 cuộc tấn công chỉ trong vòng 3 tháng.
ToxicEye được phát tán qua một tệp .exe chứa bên trong các email lừa đảo. Đó là một chiến thuật cũ, nhưng nó hoạt động đủ tốt để đưa ToxicEye vào bên trong máy tính của mọi người. Khi trojan ở trong đó, nó có thể đánh cắp dữ liệu, xóa các tiến trình hệ thống, chiếm đoạt microphone và camera của máy, đồng thời mã hóa các tệp để giữ chúng nhằm đòi tiền chuộc.
Phần mềm độc hại này bị theo dõi bởi những kẻ tấn công thông qua Telegram, nơi giao tiếp với chúng thông qua máy chủ C&C của chúng. Máy chủ này cũng là nơi lưu trữ dữ liệu bị đánh cắp. Có thể thấy Telegram đang được tin tặc ưa chuộng bởi vì một số tiêu chí: Là một dịch vụ hợp pháp, dễ sử dụng và ổn định, không bị chặn bởi các công cụ chống virus doanh nghiệp cũng như các công cụ quản lý mạng; Những kẻ tấn công có thể ẩn danh vì quá trình đăng ký chỉ yêu cầu số điện thoại di động; Các tính năng liên lạc độc đáo của Telegram có nghĩa là những kẻ tấn công có thể dễ dàng lấy sạch dữ liệu từ PC của nạn nhân hoặc chuyển các tệp độc hại mới sang các máy bị nhiễm.
Tổng thống Pháp đổi điện thoại sau vụ phần mềm gián điệp Pegasus Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đổi cả điện thoại và số di động sau khi phần mềm gián điệp Pegasus bị phanh phui. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Theo một quan chức Pháp, ông Macron có vài số điện thoại khác nhau, trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal nói rằng các giao thức bảo mật của Tổng thống...