Nga thử nghiệm số lượng lớn “hung thần hạt nhân” vào năm 2018
TASS ngày 17-12 đưa tin: Lực lượng tên lửa chiến lược Nga lên kế hoạch sẽ phóng thử 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) vào năm 2018.
Một vụ phóng thử ICBM của Nga
“Lực lượng tên lửa chiến lược Nga dự định phóng thử 12 ICBM vào năm 2018, đặc biệt là để xác nhận tính chính xác của các giải pháp thiết kế liên quan đến việc phát triển vũ khí tiên tiến”, TASS dẫn nguồn cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga nói hôm 17-12, động thái liên quan đến việc kỷ niệm 58 năm thành lập Lực lượng tên lửa chiến lược nước này.
Theo cơ quan báo chí trên, vào năm 2017, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã tiến hành 5 lần thử tên lửa.
Ngày 17-12-1959, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành một sắc lệnh thành lập cơ quan chỉ huy và thành lập trụ sở của Lực lượng tên lửa.
“Kể từ khi thành lập lực lượng tên lửa chiến lược, hơn 5.000 tên lửa đã được thử nghiệm, với 500 lần phóng được thực hiện trong các cuộc tập trận quân sự”, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ, và cho biết thêm, lực lượng này kiểm soát hơn 2/3 số các phương tiện phóng tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga, có khả năng nhắm tới các mục tiêu trên lãnh thổ của kẻ thù. Mỗi ngày có khoảng 6.000 quân nhân thực hiện nhiệm vụ của mình.
“Lực lượng tên lửa chiến lược có khoảng 400 thiết bị phóng ICBM. Số lượng các tổ hợp tên lửa hiện đại sẽ tiếp tục tăng lên”, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Vũ Tú (TASS)
Toan tính của Triều Tiên khi phóng tên lửa liên lục địa
Củng cố khả năng răn đe để đối phó Mỹ hay bảo vệ quyền lực của lãnh đạo là những toan tính Triều Tiên hướng đến khi thử ICBM.
Việc Triều Tiên ngày 4/7 lần đầu tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được đánh giá là một "bước ngoặt nguy hiểm" bởi nó tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh khu vực và thế giới, theo NBC News.
Triều Tiên lâu nay vẫn kiên quyết theo đuổi chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân, bao gồm cả ICBM, bất chấp sự phản đối từ quốc tế cũng như các biện pháp trừng phạt mà nước này phải gánh chịu. Bình Nhưỡng đưa ra lý do một mực gắn chặt với vũ khí hạt nhân chủ yếu nhằm tự vệ.
Triều Tiên cho biết họ muốn sở hữu bom nguyên tử vì đã chứng kiến những gì xảy ra khi Iraq và Libya từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt: Họ bị phương Tây kiểm soát. Vì thế, Triều Tiên muốn ngăn cản kẻ khác, đặc biệt là chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, làm điều tương tự với mình.
"Họ rút ra bài học từ Libya và Iraq rằng cách tốt nhất để ngăn chặn một cuộc tấn công là thực sự sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt chứ không phải chỉ rêu rao về nó", John Nilsson-Wright, chuyên gia tại viện chính sách Chatham House, trụ sở ở London, nhận xét.
Củng cố khả năng răn đe
Hồi tháng một năm ngoái, Triều Tiên thừa nhận Iraq và Libya là lý do chính khiến họ dồn sức cho chương trình vũ khí.
"Lịch sử đã chứng minh rằng năng lực răn đe hạt nhân mạnh mẽ chính là thanh kiếm báu sắc bén nhất chống lại sự can thiệp từ những kẻ bên ngoài", kênh truyền hình trung ương Triều Tiên KCNA lúc bấy giờ tuyên bố. "Chính quyền Saddam Hussein ở Iraq và chính quyền Gaddafi ở Libya không thể thoát khỏi số phận hủy diệt sau khi bị tước đoạt khả năng phát triển hạt nhân và từ bỏ chương trình hạt nhân".
Mặt khác, Triều Tiên cũng hiểu rõ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa bao giờ thôi cân nhắc việc sử dụng vũ lực đối với Bình Nhưỡng. Thoát khỏi chính sách kiên nhẫn chiến lược từ thời tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hồi tháng 3 khẳng định khả năng hành động quân sự "vẫn trên bàn thảo luận".
Vì thế, phát triển ICBM "rõ ràng là một bước đi có thể đoán trước và hợp lý đối với chương trình quân sự Triều Tiên", Andrea Berger, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California, bình luận. "Triều Tiên tin đặt lục địa Mỹ vào tầm nguy hiểm là cần thiết để kiềm chế Mỹ hay ngăn cản Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột bằng cách này hay cách khác".
Ông Trump cùng đội ngũ của mình đến nay vẫn thể hiện một giọng điệu hiếu chiến hơn nhiều so với người tiền nhiệm Obama trước vấn đề Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 3 còn nhấn mạnh nỗ lực ngoại giao suốt 20 năm quá đã "thất bại".
Nếu trong quá trình xây dựng khả năng phòng vệ nhờ năng lực hạt nhân, Triều Tiên kích động Nhà Trắng, bên đang chiếm ưu thế, đây sẽ là nước đi kém khôn ngoan. Nhưng một số chuyên gia, ví dụ như Nilsson-Wright, cho rằng Triều Tiên dường như đã "nắm được tẩy" của Tổng thống Mỹ.
Theo ông, chiến tranh ít có cơ hội xảy ra trên bán đảo Triều Tiên nếu Mỹ cân nhắc tới mức độ thương vong. "Tôi sẽ thấy bất ngờ nếu ông Trump thật sự tính đến hành động quân sự", Nilsson-Wright nói. "Các cố vấn cho Trump kiểu gì cũng khuyên ông ấy rằng một cuộc xung đột sẽ tàn phá khủng khiếp bán đảo".
Rõ ràng các động thái Triều Tiên đưa ra "không phải tính toán sai lầm mà giống như hành động được phân tích kỹ lưỡng lợi ích - thiệt hại", Nilsson-Wright nhấn mạnh.
Bảo vệ quyền lực lãnh đạo
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp giám sát vụ phóng hôm 4/7. Ảnh: KCNA.
Một lý do khác khiến Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa là bởi nhà lãnh đạo nước này muốn bảo vệ quyền lực, cây bút Alexander Smith từ NBC News nhận định.
Mục tiêu chính mà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn hướng tới là "duy trì quyền lực" của dòng họ Kim, Cristina Varriale, nhà nghiên cứu tại Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh, trụ sở tại London, nhận xét.
Kim Jong-un dường như đang lãnh đạo đất nước bằng những biện pháp cứng rắn nhưng ông lại nhận được ít sự ủng hộ từ công chúng hơn cha và ông mình, theo Nilsson-Wright.
"Bằng cách hứa giữ cho đất nước an toàn rồi sau đó phát triển những vũ khí đó, ông ấy đang cố gắng chứng tỏ rằng mình đủ sức thực hiện mọi lời hứa của mình", Nilsson-Wright nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Kim Jong-un triệu tập họp khẩn, bàn chuyện phóng tên lửa "khủng" cuối tuần? Quan ngại Triều Tiên phóng tên lửa cực mạnh vào Chủ nhật tuần này gia tăng sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un triệu tập một cuộc họp với các quan chức quân đội và chính phủ cấp cao. Theo Express, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã triệu tập một cuộc họp với các quan chức cấp cao hôm 13.12 dấy lên quan...