Nga theo dõi tàu ngầm mới, giá trị nhất của hải quân Israel?
Tàu ngầm của Israel được coi là tài sản chiến lược quan trọng. Theo báo cáo nước ngoài, các tàu này có thể mang tên lửa hạt nhân và mang lại cho Israel khả năng răn đe cao.
Các tàu ngầm của Israel. Ảnh: Hải quân Israel
Các nhà phân tích từ Viện Hàng hải Droxford đầu tuần này đã công bố một báo cáo làm dấy lên nghi ngờ rằng Nga đang thu thập thông tin tình báo về Hải quân Israel, tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 24/6 đưa tin.
Theo báo cáo, một tàu gián điệp của Nga đã được phát hiện ở một khu vực bất thường tại Biển Bắc. Khu vực này được cho là có tầm quan trọng chiến lược tương đối thấp.
Báo cáo của Viện Hàng hải Droxford nêu rõ, tàu ngầm INS Drakon của Israel đã có mặt trong khu vực này để thực hiện “chuyến hành trình thử nghiệm” khoảng 10 ngày trước.
Có thể tàu Nga đã thu thập thông tin về tín hiệu âm thanh của tàu ngầm thông qua radar hải quân.
INS Drakon được coi là vũ khí chiến đấu có giá trị nhất của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) với mỗi tàu ngầm có giá trị khoảng 550 triệu euro.
Chiếc tàu ngầm này bắt đầu hoạt động trong Hải quân Israel vào mùa hè năm ngoái và các thông số kỹ thuật của nó được giữ bí mật.
Viện Hàng hải Droxford lưu ý, vào đầu tháng này, tàu ngầm INS Drakon đã tiếp nhiên liệu, cho thấy nó có thể đã bắt đầu một nhiệm vụ hoạt động gần đây.
Vào tháng 4 vừa qua, truyền thông nước ngoài đưa tin Israel đang phát triển tên lửa mới cho tàu ngầm Dolphin, bao gồm hệ thống phóng thẳng đứng.
Video đang HOT
Nếu báo cáo là chính xác, những tên lửa này sẽ được trang bị trên tàu ngầm mới INS Drakon. Chúng là tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm cùng với tên lửa hành trình.
Điều này thể hiện sự nâng cấp đáng kể về khả năng tên lửa của Israel, dường như liên quan đến một tên lửa mới có tầm bắn rất xa, có thể là phiên bản khác của tên lửa Jericho 3 phóng từ tàu ngầm. Tàu ngầm Drakon có khả năng phóng 4-6 tên lửa như vậy.
Theo trang Tin tức Hải quân (Naval News), NS Drakon đại diện cho một bước ngoặt trong năng lực hải quân của Israel. INS Drakon lớn hơn bất kỳ tàu ngầm nào trước đây của Israel.
INS Drakon có thể được thiết kế để mang cả tên lửa đạn đạo tầm xa (bay lên cao đột ngột rồi sau đó lao xuống mục tiêu) và tên lửa hành trình (bay ở độ cao thấp và không theo lộ trình có thể đoán trước), mặc dù Bộ Quốc phòng Israel và Lực lượng Phòng vệ Israel chưa bình luận về những đánh giá như vậy.
Vào tháng 1/2022, Bộ Quốc phòng Israel và Tập đoàn Hàng hải ThyssenKrupp đã công bố một thỏa thuận trị giá 3 tỷ euro để mua ba tàu ngầm tiên tiến mới INS Drakon.
Thỏa thuận này được hỗ trợ bởi một “khoản tài trợ đặc biệt” từ Chính phủ Đức, thông báo cho biết vào thời điểm đó. Thỏa thuận này cũng bao gồm một thỏa thuận hợp tác chiến lược công nghiệp mà Đức sẽ đầu tư 850 triệu euro vào các ngành công nghiệp của Israel.
Việc mua sắm các tàu ngầm mới đánh dấu tầm nhìn dài hạn cho năng lực hải quân của Israel. Những tàu ngầm này dự kiến sẽ có khả năng thu thập thông tin tình báo và tấn công sâu tiên tiến.
Tàu ngầm rất quan trọng đối với chiều sâu chiến lược của Israel, mang lại khả năng răn đe và hoạt động mà không vũ khí nào khác có thể làm được. Sự phát triển của chúng là một phần của cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Các đối thủ của Israel đang phát triển các loại tên lửa và đạn pháo có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Israel, đồng nghĩa với việc khả năng biến vùng biển này thành chiều sâu chiến lược của Israel trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, Biển Địa Trung Hải thậm chí còn trở nên quan trọng hơn trong thập kỷ qua, khi Vùng đặc quyền kinh tế của Israel ngày nay cung cấp hầu hết nguồn năng lượng cho đất nước dưới hình thức các giàn khoan khí đốt ngoài khơi và phần lớn hàng nhập khẩu tiếp tục qua tuyến đường biển này.
Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa được tiết lộ, nhưng INS Drakon dường như vừa là một điểm nhấn công nghệ vừa là một bí ẩn chiến lược, khiến các đối thủ phải suy đoán về khả năng chính xác của nó. Điều rõ ràng là Israel đang đầu tư lớn vào tàu ngầm.
Israel triển khai sớm xe bọc thép mới tới mặt trận Gaza
Israel đã đưa tới tiền tuyến ở Gaza một loại xe bọc thép mới có khả năng bắn hạ tên lửa đang bay tới, dù theo kế hoạch, phải nhiều tháng nữa loại xe này mới được đưa vào hoạt động.
Một bức ảnh do Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) công bố cho thấy phương tiện chở quân Eitan đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên nhằm vào phong trào Hồi giáo Hamas.
Chiếc xe bọc thép này từng được sử dụng trong Trận Zikim vào ngày 7/10, khi nhóm Hamas tràn vào một căn cứ huấn luyện nhỏ của IDF. Một đơn vị Israel đã sử dụng chiếc xe bọc thép này để tiếp cận khu vực giao tranh trên bờ biển phía Tây Israel, tiêu diệt các tay súng Hamas trên bãi biển rồi tiến về phía trước để hỗ trợ các đơn vị khác. Khi chạy tới căn cứ và di chuyển trên bãi biển Zikim, chiếc xe bọc thép này đã đạt tốc độ 120km/giờ, cao hơn tốc độ tối đa được công bố là 90km/giờ.
Sau cuộc tấn công trên, Tamir Yada'i, chỉ huy lực lượng mặt đất của Israel, đã đưa xe Eitan vào các kế hoạch chiến đấu tại Dải Gaza, mặc dù phải tới năm sau thì phương tiện chở quân này mới được đưa vào sử dụng.
Một binh sĩ Israel nói với tờ Walla: "Chúng tôi đã đến khu vực này nhanh nhất. Đây là lợi thế đầu tiên của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi đi đến khu định cư. Chúng tôi đụng phải xe của đối phương và không cảm thấy gì cả. Đó là một phương tiện mạnh mẽ. Chúng tôi đã phá cổng và hàng rào. Sau đó, chúng tôi giúp sơ tán những người bị thương và tiếp tế cho binh sĩ".
Eitan, được đặt tên theo từ tiếng Do Thái có nghĩa là "mạnh mẽ", là một loại xe bọc thép chở quân 8 bánh được trang bị tháp pháo 30mm và có lớp giáp giống xe tăng Merkava của Israel.
Đây là một trong những phương tiện bọc thép tiên tiến nhất thế giới, có lớp giáp dày cùng nhiều loại vũ khí và cảm biến.
Bổ sung vào khả năng phòng thủ của xe là hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist (ADS). Hệ thống này giám sát xung quanh xe, có khả năng phát hiện, đánh chặn rocket và tên lửa chống tăng của đối phương trước khi chúng có thể tấn công xe. Eitan ra đời để thay thế xe APC M113 do Mỹ sản xuất đã cũ mà Israel đang sử dụng.
Hoạt động trên mặt đất của IDF đã sử dụng một loạt vũ khí, như xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Blog Armada Rotta, chuyên theo dõi tổn thất phương tiện của Israel bằng các dữ liệu nguồn mở, ước tính rằng nước này đã mất 132 phương tiện, trong đó có 15 xe tăng Merkava.
Trong khi đó, các lực lượng Israel đã bao vây thành phố Gaza, cắt đứt khu vực phía Bắc do Hamas kiểm soát khỏi phía Nam.
Trong tuần này, quân đội Israel bắt đầu tiến vào Thành phố Gaza, nhằm vào bệnh viện Al-Shifa lớn nhất ở Gaza. IDF cáo buộc Hamas đã giấu một mạng lưới các khu phức hợp quân sự dưới lòng đất bên dưới bệnh viện. Theo Israel, bên dưới bệnh viện này là nơi chứa các tay súng, trung tâm chỉ huy và kiểm soát cũng như các địa điểm sản xuất vũ khí, kho đạn dược của Hamas. Hamas bác bỏ thông tin này.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ), lực lượng Israel đã bao vây bệnh viện từ ba phía.
Cơ quan Y tế Dải Gaza do Hamas kiểm soát đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc (LHQ) lập tức can thiệp và nhanh chóng ngăn chặn chiến dịch của Israel. Một quan chức cơ quan này cho biết, bệnh viện có hàng nghìn người, trong đó 650 người bị ốm và hàng nghìn người khác bị thương. Bệnh viện đã cạn kiệt nhiên liệu, mọi dịch vụ chăm sóc được thực hiện thủ công và ở mức cơ bản.
Các cơ quan của LHQ và Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cũng đã bày tỏ lo ngại sau khi IDF bố ráp bệnh viện Al-Shifa, đồng thời yêu cầu phải bảo vệ hàng nghìn bệnh nhân và dân thường ở cơ sở này.
ICRC ra tuyên bố bày tỏ vô cùng lo ngại về tác động của cuộc tấn công đối với người bệnh và bị thương, đội ngũ nhân viên y tế và dân thường, đồng thời yêu cầu Israel phải thực hiện mọi biện pháp để tránh mọi hậu quả.
Bộ Ngoại giao Jordan ngày 15/11 cũng ra thông báo chỉ trích việc Israel bố ráp bệnh viện Al-Shifa là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Geneva về Bảo vệ Dân thường trong Chiến tranh.
Trước đó, Hội đồng An ninh Nhà Trắng ra thông báo khẳng định Washington không ủng hộ không kích bệnh viện và không muốn giao tranh xảy ra ở bệnh viện.
Văn phòng ICRC tại Gaza trúng đạn pháo gây nhiều thương vong Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết văn phòng cơ quan này ở Dải Gaza đã bị trúng đạn pháo khiến ít nhất 22 người đang trú ẩn ở xung quanh thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Khói bốc lên sau cuộc oanh tạc của Israel vào Dải Gaza, ngày 20/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN ICRC nêu rõ các quả...