Nga thêm chất xúc tác mạnh khiến Thổ rời xa NATO
Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật-quân sự Liên bang Nga, Dmitry Shugaev vừa gây bất ngờ khi tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Thổ chế tạo máy bay tàng hình.
Tuyên bố trên được vị giám đốc này đưa ra bên lề triển lãm Dubai Airshow 2019: “Chúng tôi có gì đó để cung cấp cho các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực này (việc chế tạo máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ thế hệ thứ năm), đứng từ quan điểm của các hệ thống khác nhau. Họ cũng có những thành tựu tuyệt vời. Chúng tôi có thể giúp đỡ họ một cách nghiêm túc”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tham quan tiêm kích Su-57.
Cùng với tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Thổ phát triển tiêm kích tàng hình, Moscow còn giúp Ankara phát triển hệ thống phòng thủ tầm cao thế hệ mới. Hệ thống phòng thủ mới này sẽ có định danh là Siper và được sản xuất theo nguyên mẫu S-400.
Để đẩy nhanh dự án S-400 nội địa, hiện tại một số nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang soạn thảo cụ thể về chi phí lẫn kỹ thuật cho tổ hợp tên lửa phòng thủ này. Quy trình có thể sẽ mất một năm rưỡi.
Để chứng minh việc Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất phiên bản riêng của S-400 là thật, tờ Hurriyet Daily News còn dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga nói, Moscow sẵn sàng tổ chức sản xuất các hê thông này trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, trong cuộc hội đàm tại Moscow với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng 8/2019, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố:
“Ankara mong muốn tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với Moscow. Với những lợi thế về công nghệ hiện có, Nga có thể giúp cho Thổ nhiều hơn những gì Mỹ và đồng minh NATO trước đây từng làm”.
Theo đánh giá của tờ National Interest, chính những dự án kể trên Nga dành cho Thổ Nhĩ Kỳ đang dần kéo nước này rời xa Mỹ, NATO và khiến Ankara xích lại gần hơn với Moscow. Và ngay trong cái tên lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ do thương vụ mua S-400, “Đạo luật Đối phó với Kẻ thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt” (CATSAA) cũng nói lên điều đó.
Mức độ tin cậy giữa hai bên đang ở mức thấp trong lịch sử. Các mối quan hệ thể chế đang bị thu hẹp, đặc biệt ở cấp quân sự. Công chúng Thổ Nhĩ Kỳ, giới tinh hoa chính trị và các nhà hoạch định chính sách ngày càng coi Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) là một lực lượng đe dọa.
Video đang HOT
Hồi tháng 4/2019, Phó Tổng thống Mike Pence đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lựa chọn giữa NATO và Nga. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đưa ra lựa chọn như vậy. Họ tìm cách để hài hoà tư cách thành viên NATO và mối quan hệ lịch sử với phương Tây với mối quan hệ đang được cải thiện với các nước như Nga, Trung Quốc và Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ tin rằng Mỹ không dễ chấp nhận lợi ích của mình, họ còn cho rằng chính sách của Mỹ về Đông Địa Trung Hải cũng trực tiếp làm suy yếu vai trò khu vực của Ankara.
Việc Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật về Quan hệ đối tác và an ninh Đông Địa Trung Hải càng làm cho Ankara thêm lo ngại rằng chính sách của Nhà Trắng trong khu vực, dù là do thiết kế hay do sự cố, cũng sẽ dẫn đến đỉnh điểm là chính sách ngăn chặn cứng rắn với Iran và ngăn chặn mềm với Thổ Nhĩ Kỳ.
Một loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc nước này mua hệ thống tên lửa S-400 có thể gây ra hậu quả không lường trước là khiến Thổ Nhĩ Kỳ càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.
Trong kịch bản này, thỏa thuận S-400 sẽ tiếp tục biến thành một sự lựa chọn mang tính địa chính trị cho Thổ Nhĩ Kỳ, khi nước này trở nên cách xa phương Tây và gần gũi hơn với Nga. Và đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra xa khỏi phương Tây, qua đó làm suy yếu NATO dường như là những gì Nga mong muốn.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
Bộ đôi tàu ngầm hạt nhân Nga "vờn" nhau trên biển Barents
Hai tàu ngầm hạt nhân Pskov và Nizhny Novgorod của hải quân Nga đã tiến hành cuộc tập trận kiểu "mèo vờn chuột" chống lại nhau tại Biển Barents trong vài ngày qua.
Được biết đây là hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor, NATO định danh lớp Sierra II, thuộc Hạm đội Phương Bắc. Gần đây Nga đã tổ chức cuộc tập trận chiến thuat tàu ngầm ở Biển Barents, bao gồm mô phỏng chiến đấu tay đôi dưới nước và bắn ngư lôi giả vào nhau.
"Giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất của cuộc diễn tập dưới đáy biển là bắn ngư lôi vào mục tiêu. Thủy thủ đoàn hai tàu đã thực hiện đợt diễn tập trong một cuộc đấu tay đôi", trích báo cáo của văn phòng báo chí hạm đội.
Ngoài ra, trong quá trình tập trận, 2 tàu ngầm hạt nhân này còn thực hiện kịch bản tìm kiếm và truy đuổi lẫn nhau, cố gắng đánh lừa đối thủ bằng cách sử dụng các biện pháp gây nhiễu.
Tuần trước, truyền thống Na Uy đã thông báo về sự hiện diện của hai tàu ngầm lớp Sierra II ở vùng biển phía bắc Na Uy.
Các tàu ngầm này được cho là đang thực hiện huấn luyện biển sâu và thử nghiệm vũ khí mới.
Theo đài truyền hình NRK của Na Uy, có tới 10 tàu ngầm Nga sẽ tham gia vào cuộc tập trận, một phần trong kế hoạch di chuyển bí mật từ căn cứ ở bán đảo Kola đến Biển Na Uy.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor từng được tạp chí National Interest mô tả là tàu ngầm tốt nhất, thợ săn đáng sợ dưới mặt nước của Nga.
Hạm đội Phương Bắc đang vận hành 2 tàu duy nhất của lớp này được đóng mới vào năm 1990 và 1993.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-21 Sampson. Tên lửa chống ngầm Vyuga, mìn sâu 200 kt.
Điểm đặc biệt của tàu ngầm lớp Sierra II là thân tàu được chế tạo hoàn toàn bằng hợp kim titan, giúp giảm trọng lượng, tăng độ sâu hoạt động và khả năng tàng hình.
Tàu ngầm lớp Sierra II có thể lặn sâu tới 600 m. Nó có thể đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 32 hải lý/giờ, nhanh hơn bất kỳ tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới.
Vũ khí mạnh mẽ, tốc độ nhanh, khả năng tàng hình đỉnh cao, Sierra II được đánh giá là sát thủ đáng sợ dưới mặt nước.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Bắn NATO bằng đạn của NATO: Mẫu AK mới nhất của Nga có gì đặc biệt? Trong lúc Nga kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng chế vũ khí huyền thoại Mikhail Kalashnikov, phiên bản mới nhất của loại súng trường mang tên ông được công bố. Mẫu AK-308 sử dụng các băng đạn do NATO sản xuất, giúp các nhà sản xuất vũ khí Nga có lợi thế lớn trước các đối thủ phương Tây. Các...