Nga thay đổi chiến lược hải quân để đối phó NATO
Ngày 26.7, Nga tuyên bố thay đổi học thuyết hàng hải, theo đó tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương nhằm đối phó với sự gia tăng mà Moscow gọi là ‘không thể chấp nhận được’ của NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Ngày Hải quân Nga 26.7 ở Kaliningrad – Ảnh: AFP
Hhọc thuyết hàng hải sửa đổi được Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua và ban hành hôm qua 26.7, cũng là Ngày Hải quân Nga, Sputnik cho hay. Học thuyết hàng hải được xem là nền tảng pháp lý để Nga xây dựng chiến lược. Lần sửa đổi gần nhất của học thuyết hàng hải Nga là cách đây nửa năm.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, sự thay đổi về tình hình chính trị thế giới và mục tiêu biến nước Nga thành một đại cường quốc về hàng hải là lý do khiến chính phủ Nga phải thay đổi để có chiến lược quân sự hùng mạnh hơn, theo Sputnik.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng là lý do để Moscow thay đổi chiến lược hải quân khi &’mối đe dọa lớn’ từ NATO tiếp tục và có nguy cơ mở rộng tầm ảnh hưởng, khiến mối quan hệ giữa Nga và tổ chức do Mỹ cầm đầu này trở nên tồi tệ hơn trong thời gian qua.
“Những yếu tố không thể chấp nhận được trong kế hoạch của liên minh (NATO) đưa các cơ sở quân sự về phía biên giới (gần với Nga)”, học thuyết hàng hải mới của Nga viết để khẳng định sự cần thiết phải đối phó với NATO, theo AFP.
Theo học thuyết mới, Nga đặt mục tiêu &’phát triển cơ sở hạ tầng’ cho hạm đội Biển Đen ở khu vực Crimea, vùng đất sát nhập vào Nga vào 2014 và tái cấu trúc hải quân để nâng vị trí chiến lược của Nga ở vùng biển cũng đang bị NATO lăm le này.
Hải quân Nga bắn tên lửa trong ngày Hải quân Nga – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Rogozin cho biết, hải quân Nga sẽ mở rộng ra cả Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Đây là mục tiêu được đề cập trong học thuyết hàng hải mới của Moscow. Ông Rogozin nói rằng NATO đang mở rộng về phía Đông, vì vậy Moscow phải nhắm đến Đại Tây Dương.
“Sự quan tâm của chúng ta hướng về Đại Tây Dương là cần thiết vì được củng cố bởi sự gia tăng về phía Đông của NATO”, Phó thủ tướng Nga nói với báo chí trong nước.
Hồi tháng 2.2015, NATO quyết định đẩy mạnh hoạt động quốc phòng ở 6 khu vực trọng điểm ở Đông Âu và rải 5.000 quân ở những khu vực được cho là để đối phó với ’sự xâm lấn’ của Nga ở Ukraine.
Ưu tiên phát triển đóng tàu chiến và thiết bị hàng hải cũng là mục tiêu trong chính sách hàng hải quốc gia của Nga, theo Sputnik.
“Những thay đổi này cho thấy Nga tập trung tăng cường sức mạnh hải quân để đối phó với NATO”, Alexander Golts, chuyên gia về quân sự, nói với AFP. Tuy nhiên, theo ông nếu Moscow không có kế hoạch quyết định, cụ thể thì những mục tiêu chiến lược trên của Nga sẽ vô nghĩa.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chiến lược quân sự quốc gia 2015 của Mỹ có gì mới?
Trước những thách thức an ninh ngày càng khó dự đoán, Mỹ đã cho công bố Chiến lược quân sự quốc gia mới năm 2015 để đưa ra chiến lược đối phó cụ thể với từng mối đe dọa như từ IS hay Trung Quốc.
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ mới cho công bố bản Chiến lược quân sự quốc gia mới (NMS). Văn kiện này cùng với Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama và Chiến lược quốc phòng quốc gia của Bộ trưởng Quốc phòng Aston Carter, đã tạo thành ba trụ cột trong chính sách quốc phòng cấp cao của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia mới sẽ trở thành công cụ đắc lực trợ giúp ông Dempsey đánh giá chính xác những mối đe dọa an ninh toàn cầu mà theo Đại tướng, đây là vấn đề "khó đoán nhất trong hơn 40 năm ông này phục vụ trong quân ngũ".
Theo tạp chí National Interest, Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ có 5 điểm nhấn bao gồm:
Các lực lượng Mỹ phải sử dụng năng lực hiện có để đối phó với các mối đe dọa sắp tới từ các nước và các tổ chức phi nhà nước:
Theo Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ, chiến thuật "chiến tranh lai" của Washington sẽ phải đối phó với những bước tiến mới hiện đại của đối phương. Do đó, cách tốt nhất để giải quyết những khó khăn này chuyển các lực lượng quân sự vốn chỉ có khả năng phòng thủ sang tấn công phản ứng nhanh.
Ngoài ra, đối với các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, việc đánh bại lực lượng này đòi hỏi "sự phân bổ quy mô lớn của các lực lượng quân sự Mỹ và nâng cao khả năng hợp nhất công tác quản lý và điều hành quy mô toàn cầu". Phương án này nhằm ngăn chặn tổ chức khủng bố IS mở rộng mạng lưới hoạt động sang các vùng lân cận.
Xây dựng liên minh và hợp tác an ninh là điều cần thiết nhưng mỗi đối tác cũng cần tự chủ hành động:
Việc duy trì tính bền vững chính trị, tài chính và quân sự đòi hỏi Mỹ cần phải xây dựng và tối ưu hóa sức mạnh của các liên minh. Yêu cầu này đòi hỏi Washington cần triển khai 2 hành động gồm: thúc đẩy hợp tác an ninh với các đồng minh lâu năm, và xây dựng năng lực cho những đối tác mới của Mỹ.
Cụ thể, đối với các chiến dịch dài hạn nhằm tiêu diệt những tổ chức khủng bố cực đoan hiện nay, Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ sẽ chú trọng tới vai trò của Washington trong việc trang bị cho các lực lượng địa phương khả năng "tự bảo vệ chính lãnh thổ quê hương họ".
Quân đội Mỹ không thể chỉ dựa vào các thành tựu công nghệ truyền thống:
Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ mô tả môi trường an ninh toàn cầu hiện nay là "vô cùng phức tạp và thay đổi chóng mặt". Sự xuất hiện của hàng loạt công nghệ mới đang hỗ trợ đắc lực cho các đối thủ tấn công hệ thống truyền thông và cảm biến của Mỹ bằng việc sử dụng những vũ khí chính xác và tấn công mạng. Rõ ràng, "cuộc chiến trong tương lai giữa các quốc gia sẽ ngày càng khó đoán, hao tiền tốn của và khó kiểm soát", Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ nhận định.
Theo Mỹ, chiến tranh trong tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời các thế hệ robot, laser và vệ tinh mới mà sẽ tiến xa hơn nữa như thiết lập những kế hoạch thông minh với các nhà lãnh đạo sáng tạo và có tố chất.
Mối đe dọa từ nước ngoài hiện "còn thấp nhưng ngày càng lớn":
Washington cáo buộc Iran và Nga đang tiếp tục có những nỗ lực gây bất ổn an ninh cho các quốc gia láng giềng trong khu vực, còn Triều Tiên thì đang phát triển năng lực đe dọa tới an ninh lãnh thổ Mỹ và Trung Quốc không ngừng có những "hành động ngang ngược cũng như cải tạo trái phép" trên khu vực Biển Đông. Tất cả những yếu tố này đang đẩy nguy cơ bùng nổ xung đột giữa Mỹ với một trong 4 nước trên ngày càng tiến gần.
Tuy nhiên, Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ cũng nhấn mạnh: "Chưa có quốc gia nào được cho là đang tìm cách khơi mào xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ và các đồng minh của Washington".
Kho hạt nhân của Mỹ cần được nâng cấp:
Phản ứng trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Moscow sẽ nâng cao năng lực hạt nhân, Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ khẳng định Washington cần hiện đại hóa kho hạt nhân quốc gia. Bởi theo nhận định của Đại tướng Dempsey, "Việc kiểm soát leo thang căng thẳng đang ngày càng khó khăn và cấp thiết hơn bao giờ hết".
Cũng theo Chiến lược quân sự quốc gia mới của Mỹ, quân đội nước này tỏ ra thận trọng trước độ phức tạp của các mối đe dọa. Ngoài ra, Washington thừa nhận công nghệ hiện thời của Mỹ cũng đang đối mặt với những rủi ro bị phá hủy. Để giải quyết các thách thức này, Washington cần đầu tư lớn cho những thế hệ lãnh đạo có đầu óc sáng tạo trong tương lai và phát triển các công nghệ mới phục vụ hoạt động quân sự.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet
Tướng Trung Quốc lớn tiếng hối thúc mở rộng hải quân đối phó "nguy cơ" Hai tướng lĩnh cấp cao thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cuối tuần trước kêu gọi mở rộng lực lượng và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của hải quân nước này để đối phó với các nguy cơ xung đột đến từ nhiều hướng. Tàu Trung Quốc trong buổi diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải...