Nga tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán năng lượng cho EU trong xung đột
Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đang làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đức và EU vẫn là những khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga.
Các mỏ khí đốt của Nga như mỏ này trên bán đảo Yamal cung cấp cho châu Âu phần lớn năng lượng. Ảnh: AFP
Đài phát thanh châu Âu Tự do (RFE/RL) dẫn kết quả phân tích của các chuyên gia thuộc một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan cho biết, Moskva tiếp tục hưởng lợi từ sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào dầu của Nga bất chấp việc giảm doanh số bán hàng do các lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) công bố ngày 28/4 cho thấy Nga đã tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho EU trong hai tháng xung đột ở Ukraine.
Video đang HOT
Kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã bán tài nguyên năng lượng trị giá 46 tỷ Euro cho Liên minh châu Âu và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Theo CREA, con số này cao gấp đôi so với số lượng bán ra trong cùng kỳ năm 2021 .
Mặc dù có sự sụt giảm về khối lượng bán ra, nhưng việc tăng giá dầu đã mang lại cho Moskva khoảng 63 tỷ Euro (66 tỷ USD) đối với năng lượng xuất khẩu bằng tàu và thông qua đường ống kể từ ngày 24/2.
Theo CREA, khối lượng nhập khẩu dầu của Nga cho EU giảm 20% và than giảm 40%. Tuy nhiên, nhập khẩu khí đốt đã tăng và Đức vẫn là nước mua chính. Trong hai tháng xung đột, Đức đã nhập khẩu các sản phẩm năng lượng trị giá 9 tỷ Euro.
Lauri Millivirta, nhà phân tích chính tại CREA, cho biết việc tiếp tục nhập khẩu năng lượng của EU “là một lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt”.
CREA cũng phát hiện ra rằng nhiều công ty nhiên liệu hóa thạch cũng tiếp tục thực hiện thương mại với khối lượng lớn với Nga, trong đó có BP, Shell, Total và ExxonMobil.
Nghiên cứu cho thấy khối lượng xuất khẩu của Nga đang giảm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực, nhưng việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch đang đảm bảo doanh thu cho Moskva.
Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2022 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi cấm vận năng lượng Nga, nhưng cho đến nay Liên minh châu Âu mới chỉ thảo luận về vấn đề này. EU cũng đã áp đặt lệnh cấm vận đối với than của Nga sẽ có hiệu lực từ tháng 8 tới.
Chính phủ Đức đã bác bỏ lệnh cấm vận khí đốt vì những thiệt hại kinh tế mà nó sẽ gây ra, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz ngày 28/4 cho biết Đức phải chuẩn bị cho việc Nga ngừng cung cấp khí đốt.
Hungary có nguy cơ bị EU đình chỉ nhận trợ cấp từ các quỹ châu Âu
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 27/4 đã đưa ra một thủ tục chống lại Hungary có thể dẫn đến việc đình chỉ hoặc cắt giảm một số quỹ châu Âu, một động thái đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU), do những lo ngại liên quan đặc biệt đến việc bàn giao các hợp đồng công.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: EFE-EPA/TTXVN
Hungary đã xác nhận rằng họ đã nhận được một lá thư từ EC đánh dấu bước đầu tiên trong một quá trình có thể kéo dài tới 9 tháng.
Trên trang Facebook cá nhân, Gergely Gulyas, Chánh văn phòng của Thủ tướng Viktor Orban, cho biết "sẽ nghiên cứu bức thư và đưa ra phản hồi chi tiết vào ngày 28/4, về những gì có thể thỏa hiệp và những gì không thể".
Việc sử dụng quy định chưa từng được áp dụng này đã được Chủ tịch EC Ursula von der Leyen công bố vào ngày 5/4, hai ngày sau chiến thắng nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 4 của ông Viktor Orban.
Việc kích hoạt cơ chế điều kiện được thúc đẩy bởi "những lo ngại nghiêm trọng" của EC về việc sử dụng ngân sách châu Âu của Hungary, liên quan đến các điều kiện bàn giao hợp đồng công, sự thiếu kiểm soát và minh bạch trong việc sử dụng quỹ và những thiếu sót trong cuộc chiến chống gian lận và tham nhũng.
Một cuộc chiến chống tham nhũng không hiệu quả cũng là lý do khiến EC ngừng hỗ trợ kế hoạch phục hồi của Hungary, lên tới 7,2 tỷ euro.
Theo thủ tục, Hungary có hai tháng để tự giải trình, sau đó EC sẽ có một tháng để đánh giá phản ứng này.
Sau một trao đổi mới đây, EC có thể đề nghị đình chỉ hoặc cắt giảm một số quỹ châu Âu, để bù đắp cho tác động mà ngân sách của EU phải gánh chịu do các vi phạm đã được quan sát. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về các quốc gia thành viên hành động theo đa số đủ điều kiện, tức là ít nhất 15/27 quốc gia thành viên chiếm ít nhất 65% tổng dân số EU.
Trên mạng Twitter, Ngoại trưởng Đức phụ trách các vấn đề châu Âu, Anna Lhrmann, viết: "Nhà nước pháp quyền là nền tảng của ngôi nhà châu Âu của chúng tôi. Hungary phải kiên quyết và nhanh chóng thu hẹp các khoảng cách hiện có".
Moldova tuyên bố không có giải pháp thay thế khí đốt Nga Tổng thống Moldova Maia Sandu cho biết nước này sẽ không thể cắt nguồn cung khí đốt từ Nga do thiếu các giải pháp thay thế. Tổng thống Moldova Maia Sandu. Ảnh: theguardian.com Báo Kommersant.ru (Nga) ngày 27/4 dẫn lời bà Sandu lưu ý rằng, ngành công nghiệp điện của nước này cũng gắn liền với khí đốt của Moskva, vì Moldova không...