Nga tăng cường năng lực quân sự, NATO lo lắng
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen bày tỏ ý kiến sau khi có thông tin năng lực sản xuất thiết bị quân sự của Nga tăng cao.
Nhật báo Jyllands-Posten dẫn lời ông Poulsen nói rằng Nga có thể tấn công một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong vòng 3-5 năm tới.
Ông Poulsen cho biết: “Năng lực sản xuất thiết bị quân sự của Nga đã tăng lên rất nhiều. Không thể loại trừ khả năng trong vòng 3-5 năm tới, Nga sẽ thách thức Điều 5 và sự đoàn kết của NATO. Đó không phải là nhận định của NATO vào năm 2023. Đây là thông tin mới đang thu hút sự chú ý”.
Điều 5 trong Hiến chương NATO nêu rõ bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào một hoặc nhiều quốc gia thành viên NATO sẽ bị coi là chống lại toàn bộ liên minh quân sự gồm 31 thành viên do Mỹ dẫn dắt.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen. Ảnh: EPA-EFE
Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Jyllands-Posten, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch cho biết không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với Đan Mạch. song liên minh có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm gây bất ổn cho một quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Phát ngôn của ông Poulsen tương tự những cảnh báo trước đó của các cơ quan tình báo phương Tây.
Nga dự kiến sản xuất 3,5 triệu đơn vị đạn pháo vào năm 2024, theo ước tính của Estonia. Trong khi đó, châu Âu có thể sản xuất khoảng 1,4 triệu quả đạn pháo vào cuối năm 2024.
Theo hãng tin Reuters, hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết liên minh nên chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Nga vào một quốc gia NATO trong vòng 5-8 năm.
Trong khi đó, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Thụy Điển, Mikael Bden, và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dân sự, Karl-Oscar Bohlin, nói rằng mọi công dân của nước này phải chuẩn bị cho xung đột.
Mới đây, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Na Uy Eirik Kristoffersen cũng cảnh báo Na Uy phải tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga trong vài năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz cho biết tuyên bố của Nga “không đáng tin cậy”. Ảnh: EPA-EFE
Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 8-2 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà báo Mỹ Tucker Carlson, ông Putin phủ nhận kịch bản sẽ đưa quân đến Ba Lan trong bối cảnh Moscow mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine gần 2 năm qua.
Tổng thống Putin khẳng định việc Nga mở rộng xung đột sang các nước khác như Ba Lan và Latvia là “không thể xảy ra”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz ngày 9-2 nói rằng không tin vào những tuyên bố kể trên.
Ông Kosiniak-Kamysz phát biểu trước báo giới: “Không gì có thể khiến chúng tôi mất cảnh giác”.
NATO nói yêu cầu vũ khí của Kiev vượt khả năng, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Ukraine
Chủ tịch Ủy ban quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Đô đốc Rob Bauer cho biết, yêu cầu cung cấp vũ khí và đạn dược của Kiev vượt quá khả năng của NATO.
"Khối lượng thiết bị quân sự và đạn dược mà Ukraine yêu cầu là rất lớn. Quy mô và khối lượng vũ khí được sử dụng vượt quá khả năng sản xuất của chúng tôi", hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Bauer nói tại hội nghị thường niên của các tổng tham mưu trưởng khối ở Na Uy hôm 16/9.
Ông nhấn mạnh, khi cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev, các nước NATO cần suy nghĩ đến những rủi ro liên quan đến quốc phòng và an ninh của liên minh. Về vấn đề này, ông kêu gọi các thành viên trong khối giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề về tăng cường năng lực sản xuất trong lĩnh vực quốc phòng.
Người đứng đầu Ủy ban quân sự NATO cũng phàn nàn, năng lực sản xuất trong lĩnh vực quốc phòng đang tụt hậu, nguồn cung chậm lại và giá cả ngày càng tăng. Ông cho rằng, trong tình huống như vậy, việc tăng chi tiêu quốc phòng của các đồng minh có thể không dẫn đến cải thiện an ninh.
Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Ukraine
Theo hãng thông tấn Yonhap, trong chuyến thăm Kiev, Bộ trưởng Địa chính và Giao thông Hàn Quốc Won Hee-ryong tuyên bố sẵn sàng hợp tác trong các dự án khôi phục Ukraine, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Ông cho biết, Tổng thống Zelensky đã yêu cầu hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và mặt trời, cũng như sản xuất lithium. Nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ hy vọng Hàn Quốc sẽ tham gia xây dựng tuyến đường sắt cao tốc giữa Kiev và Warsaw.
Theo quan chức Hàn Quốc, Seoul "cam kết hỗ trợ các nỗ lực tái thiết của Ukraine". Hàn Quốc có kế hoạch cử phái đoàn kinh tế thứ hai do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng dẫn đầu tới Kiev trong năm nay.
Hy Lạp gửi 40 xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để nhận phương tiện hiện đại từ Đức Hy Lạp đã cùng các đồng minh NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, gửi thiết bị quân sự tới Kiev. Hy Lạp sẽ nhận được 40 chiếc Marder của Đức để đổi lấy việc giao xe cho Ukraine. Ảnh: AAP/DPA Theo trang tin greekreporter.com, Hy Lạp sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do...