Nga tấn công cơ sở năng lượng của Ukraine, phương Tây sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev?
Trong thời gian qua, Ukraine đã tăng cường kêu gọi phương Tây cung cấp các khẩu đội tên lửa Patriot và hệ thống phòng không hiện đại khác cho Kiev để đối phó với các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot của Mỹ. Ảnh: Tytus mijewski/EPA
Hôm 12/12, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tiếp tục kêu gọi phương Tây cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo. Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng đã thúc giục Mỹ chuyển giao “ lá chắn thép” Patriot cho Ukraine. Giới chức nước này nhấn mạnh hệ thống phòng không như Patriot là một trong những khí tài mà Kiev cần nhất lúc này để đối phó các cuộc tập kích quy mô lớn của Moskva.
Tuy nhiên, cho đến nay, Washington vẫn chưa phát tín hiệu sẽ đồng ý cung cấp các hệ thống phòng không tinh vi này cho Kiev. Theo tờ Politico, bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc gửi các hệ thống Patriot cho Ukraine đều yêu cầu Lầu Năm góc phải có các kế hoạch dự phòng, đồng thời vẫn phải đảm bảo khả năng phòng thủ tối thiểu cho các lực lượng Mỹ đang được triển khai ở nhiều khu vực khác nhau.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Joe Biden hôm 12/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Washington hỗ trợ Kiev nhiều hơn trong việc bảo vệ mạng lưới năng lượng đang bị tàn phá của đất nước. Tuy nhiên, ông không nêu rõ loại vũ khí mà nước này đang cần. Theo nhà lãnh đạo Ukraine, các cuộc không kích của Nga kể từ tháng 10 đã phá hủy 50% mạng lưới điện của đất nước.
“Tổng thống Zelensky nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống phòng không. Ông cũng kêu gọi người đồng cấp Biden làm mọi thứ có thể để bảo vệ dân thường Ukraine và cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này,” truyền thông Ukraine cho biết nội dung cuộc điện đàm.
Song, dù đã chấp thuận gửi hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS trong gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, nhưng không có dấu hiệu cho thấy Lầu Năm góc đồng ý gửi Patriot – loại tên lửa nổi tiếng với khả năng tiêu diệt tên lửa Scud của Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ 1 – cho Ukraine.
Ở diễn biến khác, nỗ lực thuyết phục Đức cung cấp khẩu đội Patriot từ Ba Lan cũng đã bị Berlin từ chối. Berlin cho biết họ không thể tự quyết định số phận của các hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất “vì chúng là một phần của hệ thống phòng thủ tập thể NATO”.
Quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Đức Tobias Lindner giải thích: “Tên lửa Patriot là một phần trong hệ thống phòng thủ tập thể của NATO. Vì vậy, Berlin không thể dễ dàng chuyển giao cho bên thứ ba như Ukraine. Thay vào đó, Đức đề nghị tăng cường an ninh cho Ba Lan bằng cách gửi các hệ thống phòng không đến biên giới phía Đông của NATO”.
Vào chiều ngày 12/12, trong cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo G7, ông Zelensky nói rằng Nga đang có lợi thế về pháo binh và tên lửa, kêu gọi phương Tây cung cấp xe tăng hiện đại, tên lửa tầm xa cho Ukraine. Trong tuyên bố sau cuộc họp, dù các nhà lãnh đạo G7 đồng ý cần tập trung ngay lập tức vào việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống và khả năng phòng không, thì Đức – nước giữ chức Chủ tịch G7 – cho biết việc chuyển giao loại vũ khí cụ thể cho Ukraine không nằm trong chương trình nghị sự.
Tại Anh, cựu Thủ tướng Boris Johnson đã kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace trang bị cho Ukraine các tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS để “hạ gục” các bãi phóng máy bay không người lái và tên lửa của Nga.
Ukraine từ lâu đã mong mỏi có được loại tên lửa có tầm bắn lên tới 300km này, nhưng cho đến nay Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả Anh, đã từ chối cung cấp chúng vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Ông Johnson cho biết việc cung cấp chúng sẽ giúp “kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt”.
Song ông Wallace nói rằng việc Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào hệ thống năng lượng của Ukraine có thể thúc đẩy nước này thay đổi chính sách: “Nếu người Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự và cố gắng phá vỡ các công ước Geneva đó, thì tôi sẽ xem xét nên làm gì tiếp theo.”
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu từ trên không, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5, tương đương 6.125 km/h. Hệ thống này có thể nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau cùng một lúc và theo sát tối đa 8 mục tiêu liên tục.
Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chỉ huy điều khiển, radar cảnh giới, hệ thống dẫn đường. Bốn thành phần này được tích hợp, tạo nên một hệ thống có tính cơ động rất cao.
Điểm tên các quốc gia đã gửi vũ khí quân sự cho Ukraine trong xung đột với Nga
Từ cuối tháng 2, Mỹ và phương Tây đã liên tục "bơm" các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine để hỗ trợ nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga, song Kiev vẫn chưa hài lòng và mong muốn nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn.
Video đang HOT
Phương Tây đang tăng cường vận chuyển vũ khí sát thương tới Ukraine. Ảnh: DPA
Hãng tin AFP đã điểm tên các loại vũ khí mà các nước phương Tây đã gửi hoặc cam kết sẽ chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên đây không phải danh sách đầy đủ vì một số quốc gia vẫn giữ bí mật các khoản viện trợ cho Kiev.
Mỹ
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: Military News
Trong động thái mới đây nhất, hôm 31/5, Mỹ đã chấp thuận yêu cầu chuyển giao các bệ phóng tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) tới Ukraine. Loại vũ khí này vừa cho phép các lực lượng Ukraine tấn công sâu hơn vào phía sau phòng tuyến của Nga, vừa giúp Kiev tránh xa tầm bắn của pháo binh Nga.
Mỹ sẽ giới hạn phạm vi hoạt động của HIMARS để đảm bảo Kiev không sử dụng loại vũ khí này để tấn công mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. HIMARS là trọng tâm của gói vũ khí trị giá 700 triệu USD từ gói viện trợ 40 tỷ USD do Quốc hội Mỹ phê duyệt tháng trước.
Tổng cộng, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã viện trợ 4,5 tỷ đô la chi phí quân sự kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Ngoài HIMARS, Mỹ cũng sẽ gửi 72 lựu pháo cỡ nòng 155mm, 72 phương tiện kéo, 144.000 viên đạn và hơn 120 chiếc máy bay không người lái chiến thuật Phoenix Ghost cho Ukraine. Phoenix Ghost do Không quân Mỹ chế tạo gần đây đặc biệt để giải quyết nhu cầu của Ukraine.
Mỹ cũng đã cam kết viện trợ trực thăng, tàu sân bay bọc thép, 1.400 hệ thống phòng không Stinger, 5.000 tên lửa chống tăng Javelin, hàng nghìn khẩu súng trường cùng cơ số đạn dược và một loạt thiết bị khác.
Thổ Nhĩ Kỳ
Máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 tại một triển lãm ở Baku. Ảnh: Reuters
Máy bay không người lái chiến đấu Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới kể từ khi xung đột nổ ra. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng Ukraine đã sử dụng thiết bị này để tiêu diệt các đoàn xe bọc thép và pháo binh của Nga. Ukraine cũng cho biết họ đã sử dụng TB2 để đánh lạc hướng khả năng phòng thủ của tàu chiến Moskva trước khi tấn công nó bằng tên lửa vào giữa tháng 4, khiến con tàu bị chìm.
Trước cuộc xung đột, Kiev sở hữu khoảng 20 chiếc TB2. Vào tháng 3, Kiev cho biết họ đã nhận thêm TB2 nhưng không nói rõ số lượng bao nhiêu.
Anh
Hôm 20/5, Anh cho biết họ đã chi 566 triệu USD để hỗ trợ quân đội Ukraine kể từ đầu chiến sự đến nay. Chính phủ Anh tiết lộ khoản viện trợ này bao gồm 120 xe bọc thép, hơn 5.800 tên lửa chống tăng, 5 hệ thống phòng không, hơn 1.000 rocket và 4,5 tấn thuốc nổ.
Vào đầu tháng 5, Thủ tướng Boris Johnson cũng cam kết sẽ trang bị thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống radar phản lực, thiết bị gây nhiễu GPS và hàng nghìn thiết bị quan sát ban đêm cho Kiev. Anh cũng đang huấn luyện trên 22.000 binh sĩ Ukraine.
Canada
Canada đã viện trợ cho Ukraine 206 triệu USD chi phí quân sự kể từ tháng 2. Vào cuối tháng 5, chính phủ cho biết họ đã gửi 20.000 viên đạn pháo, cùng với lựu pháo M777 để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine ở Donbas.
Ottawa cũng đã trang bị cho Kiev một số máy bay không người lái, súng trường, đạn dược, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao, bệ phóng tên lửa, hàng nghìn quả lựu đạn và hai máy bay không vận chiến thuật.
Đức
Hôm 1/6, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết ông sẽ gửi cho Ukraine một hệ thống phòng không có khả năng bảo vệ thành phố lớn khỏi các cuộc không kích của Nga. Ông Scholz nói rằng Đức cũng sẽ gửi hệ thống radar theo dõi có khả năng phát hiện hỏa lực pháo binh của đối phương cho nước này.
Chính phủ Đức bị cáo buộc là đã chậm chạp trong việc viện trợ quân sự cho Kiev.Vào cuối tháng 4, Berlin đã phá vỡ chính sách chỉ gửi vũ khí phòng thủ và đồng ý cung cấp xe tăng, pháo tự hành cho Ukraine. Đức cũng đang đàm phán với các nước ở Đông và Nam Âu về việc gửi một số thiết bị từ thời Liên Xô tới Ukraine để đổi lấy các mẫu mới hơn từ Berlin.
Tây Ban Nha
Vào tháng 4, Tây Ban Nha vận chuyển 200 tấn thiết bị quân sự tới Ukraine, bao gồm 30 xe tải, một số phương tiện vận tải hạng nặng và 10 xe nhỏ chở vật liệu quân sự.
Pháp
Vào giữa tháng 4, Chính phủ Pháp cho biết họ đã chuyển hơn 100 triệu USD thiết bị quân sự đến Ukraine. Một tuần sau, Tổng thống Emmanuel Macron cam kết sẽ viện trợ nhiều hơn, bao gồm tên lửa chống tăng Milan và pháo tự hành Caesar.
Một cuộc điều trần tại Thượng viện trong tuần này xác nhận Paris đã chuyển 6 lựupháo và tiết lộ rằng họ cũng đã gửi tên lửa phòng không Mistralcho Kiev.
Các quốc gia Bắc Âu
Bệ phóng tên lửa Mistral. Ảnh: Military Today
Na Uy đã gửi 100 hệ thống tên lửa phòng không Mistral do Pháp sản xuất cho Ukraine, vùng với 4.000 vũ khí chống tăng M72.
Cuối tháng 2, Thụy Điển thông báo sẽ chuyển 10.000 bệ phóng chống tăng sử dụng một lần cùng với thiết bị rà phá bom mìn tới Ukraine.
Hồi tháng 2, Phần Lan, quốc gia cùng Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO, tuyên bố sẽ gửi cho Kiev 2.500 khẩu súng trường tấn công, 150.000 viên đạn và 1.500 bệ phóng chống tăng sử dụng một lần. Một tháng sau khi chiến sự bùng nổ, Helsinki cho biết họ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine nhưng không tiết lộ loại nào.
Ba ngày sau khi xung đột nổ ra, Đan Mạch tuyên bố sẽ gửi 2.700 bệ phóng chống tăng tới Ukraine. Trong chuyến thăm tới Kiev, Thủ tướng Mette Fredriksen đã công bố viện trợ thêm 88 triệu USD vũ khí cho nước này. Washington nói rằng Đan Mạch cũng định gửi một hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon, có thể nhắm mục tiêu vào các tàu xa bờ tới 300 km
Ba Lan tiết lộ nước này đã gửi số vũ khí trị giá 1,6 tỷ USD tới Ukraine, bao gồm cả xe tăng nhưng không rõ số lượng. Truyền thông Ba Lan và Mỹ đưa tin Warsaw đã cung cấp hơn 200 xe tăng cho Kiev. Điều này sẽ giúp Ba Lan trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Ukraine sau Mỹ.Warsaw cho biết họ cũng đã gửi tên lửa chống tăng, súng cối, đạn dược và máy bay không người lái cho Kiev.
Cho đến nay, Slovakia đã hỗ trợ trang thiết bị quân sự trị giá 164 triệu USD cho Ukraine và đã đạt được thỏa thuận bán ít nhất 8 lựu pháo cho nước này.
ADVERTISING
00:00Xem thêm
Các quốc gia vùng Baltic
Tên lửa vác vai Stinger của Mỹ. Ảnh: US Army
Latvia đã đóng góp khối tài sản quân sự trị giá hơn 214 triệu USD - bao gồm đạn dược, tên lửa phòng không Stinger và bệ phóng, máy bay không người lái và máy bay không người lái - cho Ukraine nhằm đối phó với chiến dịch quân sự của Nga
Trong khi đó, Lithuania nói rằng họ đã gửi hàng chục triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa phòng không Stinger, súng cối, súng trường, đạn dược và các thiết bị khác. Người dân Lithuania cũng đã huy động được hơn 5 triệu USD để mua cho Ukraine chiếc phương tiện bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2.
Estonia đã viện trợ quân sự 243 triệu USD, bao gồm Javelin, lựu pháo, mìn chống tăng và súng chống tăng, súng ngắn cùng đạn dược.
Trung và Đông Âu
Cuối tháng 2, Slovenia thông báo họ đã gửi súng trường tấn công Kalashnikov và đạn dược tới Kiev. Slovenia cũng đang thảo luận với Đức về việc gửi cho Ukraine một số lượng lớn xe tăng thời Liên Xô để đổi lấy xe tăng và tàu sân bay chở quân của Đức nhưng chưa có thỏa thuận nào được công bố.
Cộng hòa Séc đã cung cấp viện trợ quân sự trị giá 152 triệu USD và đang lên kế hoạch tiếp tục thông qua gói viện trợ mới trị giá lên tới 30triệu USD cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết chính phủ Séc đã cung cấp trực thăng chiến đấu và hệ thống tên lửa. Praha tiết lộ các công ty trong nước cũng sẽhỗ trợsửa chữa xe tăng cho Ukraine.
Bỉ, Hà Lan, Hy Lạp, Italy
Bỉ cho biết họ đã gửi 5.000 súng trường tự động và vũ khí chống tăng cho Ukraine.
Vào cuối tháng 2, Hà Lan đã cam kết sẽ cung cấp 200 tên lửa Stinger và vào tháng 4 cho biết họ sẽ gửi một số lượng hạn chế pháocho Ukraine.
Theo một thỏa thuận được Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố vào ngày 31/5, Hy Lạp sẽ gửi cho Ukraine một số xe tăng từ thời Liên Xô để đổi lấy các phương tiện hiện đại hơn từ Berlin. Athens cũng đã gửi 400 khẩu Kalashnikovs, bệ phóng tên lửa và đạn dược.
Trong khi đó, Italy vẫn giữ bí mật về việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Vai trò đặc biệt của Ba Lan với phương Tây liên quan đến xung đột Nga-Ukraine Ba Lan trở thành tuyến đường viện trợ vũ khí quan trọng của phương Tây cho Ukraine. Tuy nhiên, vai trò của Warsaw trong cuộc xung đột khiến nước này cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Hệ thống tên lửa đất đối không Starstreak mà Anh viện trợ cho Ukraine. Ảnh: PA Theo trang tin Thenationalnews.com ngày 11/4, các nhà phân tích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những thay đổi đáng chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc

Cựu Thủ tướng Italy tiết lộ về 'nhiệm vụ bí mật' liên quan Ukraine

Động đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạng

Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?

IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao hình ảnh Chu Thanh Huyền thời chưa thẩm mỹ, bạn thân tiết lộ tình trạng vợ Quang Hải hiện tại sau loạt drama
Sao thể thao
17:05:55 30/03/2025
Sao Việt 30/3: Midu tình tứ bên chồng trong chuyến du lịch
Sao việt
16:03:09 30/03/2025
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:03:09 30/03/2025
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
15:58:38 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến
Pháp luật
14:39:44 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025