Nga sụp đổ, Châu Âu cũng tàn
Đó là viễn cảnh đáng sợ mà Phó Thủ tướng Đức Digmar Gabriel cảnh báo khi đề cập đến việc có một số lời kêu gọi tiếp tục tăng cường, thắt chặt hơn nữacác biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga với mục đích khiến Nga phải quỳ gối.
Nga và EU gắn bó với nhau. Vì thế, hai bên có sự ảnh hưởng lớn đến nhau.
Các biện pháp hà khắc thêm nữa có thể gây bất ổn tình hình thêm nữa ở Nga và đẩy cường quốc Châu Âu này vào tình trạng hỗn loạn, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua (4/1).
“Mục đích là đẩy Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn cả về kinh tế, chính trị”, ông Gabriel thẳng thắn cho tờ Bild am Sonntag biết. “Bất kỳ ai muốn điều đó sẽ gây ra một tình hình nguy hiểm hơn rất nhiều cho toàn bộ chúng ta ở Châu Âu”, ông Gabriel cho biết, ám chỉ đến một nước Nga có vũ khí hạt nhân.
Mục đích của các biện pháp trừng phạt được áp đặt lên Moscow đến nay chỉ là lái đất nước này trở lại bàn đàm phán. “Những kẻ muốn gây bất ổn cho Nga cả về kinh tế lẫn chính trị rõ ràng theo đuổi các lợi ích hoàn toàn khác”, Phó Thủ tướng tướng Đức đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế Đức cho hay.
Theo lời ông Gabriel, một số kẻ ở Châu Âu và Mỹ muốn nhìn thấy đối thủ cũ là Nga phải gục ngã. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Gabriel nhấn mạnh: “Điều đó không phục vụ cho lợi ích của Đức cũng như lợi ích của Châu Âu. Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, không phải là buộc Nga phải gục ngã và khuất phục”.
“Ngoài ra, nếu Nga không còn là một đối tác trong việc giải quyết các cuộc xung đột thì điều này sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm cho toàn bộ thế giới”, ông Gabriel nhấn mạnh thêm.
Nền kinh tế Nga yếu hoàn toàn không có lợi cho Italia
Video đang HOT
Không chỉ Phó Thủ tướng Đức lên tiếng mà cựu Thủ tướng Italia cũng là Giáo sư về Kinh tế ông Romano Prodi hôm qua cũng đã phát biểu thẳng thắn trên tờ Messaggero rằng, nền kinh tế Nga suy yếu cực kỳ không có lợi cho đất nước Italia.
Giá thấp hơn trên các thị trường năng lượng quốc tế đang đem lại những ảnh hưởng tích cực cho người tiêu dùng Italia vì họ phải trả ít tiền hơn cho năng lượng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ mang tính ngắn hạn. Về dài hạn, tình hình kinh tế suy yếu ở các nước sản xuất năng lượng gây ra do giá dầu và khí đốt sụt giảm, chủ yếu là Nga, sẽ cực kỳ không có lợi cho đất nước Italia, ông Prodi nhận định.
Theo phân tích của cựu Thủ tướng Italia, “giá dầu mỏ và khí đốt sụt giảm kết hợp với các biện pháp trừng phạt được đưa ra vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ làm giảm GDP của Nga khoảng 5% mỗi năm và vì vậy sẽ gây ra một sự sụt giảm lớn xuất khẩu của Italia, lên tới khoảng 50%”.
“Chưa nói đến tính vô ích hay những hậu quả sắp xảy ra từ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, người ta cần phải thấy rõ một xu hướng thiếu đối xứng rõ rệt ở đây: không kể đến việc đồng rúp đang giảm mạnh trước đồng đô la, giảm ở mức gần một nửa, xuất khẩu của Mỹ sang Nga đang tăng lên trong khi xuất khẩu từ Châu Âu đang suy giảm”, ông Prodi cho hay.
Trong số các nguy cơ kinh tế cho Italia và Châu Âu, cựu Thủ tướng cũng là Giáo sư Kinh tế ông Prodi đã chỉ ra rằng, diễn biến khó lường trong tình hình chính trị ở Hy Lạp, một nền kinh tế Đức suy yếu hơn cũng như những hiện tượng trên thị trường tài chính alf những thứ không thể dự đoán trước được.
Trước Phó Thủ tướng Đức và cựu Thủ tướng Italia, Tổng thống Áo Heinz Fischer từng tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn APA vào những ngày cuối cùng của năm 2014 rằng, việc Liên minh Châu Âu (EU) nhấp nhổm ý định tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là bước đi “ngu ngốc và gây tổn hại”.
Lập trường của Nga và các nước phương Tây đối với những gì đã và đang xảy ra ở Ukraine là khác nhau cơ bản. Nga liên tục phủ nhận bất kỳ sự liên quan, dính líu nào của nước này vào tình hình nội bộ đất nước Ukraine nhưng phương Tây và Kiev khăng khăng đổ lỗi cho Nga, cáo buộc Moscow “thôn tính” bán đảo Crimeavà kích động xung đột vũ trang ở miền đông nam Ukraine. Các nước phương Tây đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, dẫn đến một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trong chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Ban đầu EU chỉ dám áp đặt những biện pháp trừng phạt mang tính hình thức đối với Moscow bởi liên minh này hiểu rất rõ một thực tế rằng, trừng phạt Nga chẳng khác nào trừng phạt chính họ. Chính sách trừng phạt của EU đã nhận được rất nhiều lời cảnh báo của giới chuyên gia, phân tích về hậu quả “gậy ông đập lưng ông”.
Tuy vậy, dưới sức ép dồn dập của Mỹ, EU cuối cùng cũng đã tung ra đòn trừng phạt thực sự hà khắc nhằm vào nền kinh tế Nga. Sự lấn tới của phương Tây đã buộc Nga phải có đòn trả đũa. Và Moscow đã đáp trả bằng một lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm, nông sản từ những nước đang trừng phạt Nga.
Nếu như Mỹ không bị ảnh hưởng gì mấy từ cuộc chiến các biện pháp trừng phạt với Nga thì với EU mọi thứ lại hoàn toàn khác. Trên thực tế, quan hệ giữa Mỹ và Nga không có mấy sự gắn kết. Trong khi đó, ngược lại, quan hệ Nga-EU lại gắn bó mật thiết với nhau, phụ thuộc rất nhiều vào nhau. Vì thế, cuộc chiến trừng phạt đã khiến cả Nga và EU đều “ngấm đòn đau”, đặc biệt là EU. Thực tế này khiến giới chức lãnh đạo ở các nước thành viên EU không thể không lên tiếng.
Theo NTD
Tại sao 2015 là năm "sống còn" đối với châu Âu?
Cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" trong EU bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức với Italy, và tệ hơn là cả với Pháp, vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh.
Theo ông Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, như mọi người đề cập, đã kết thúc. Bình yên đang trở lại đối với các thị trường tài chính trong bối cảnh có một sự bảo đảm chắc chắn từ các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng các nền kinh tế ở khu vực phía nam của châu Âu vẫn còn trong tình trạng trì trệ, khu vực đồng euro vẫn đang phục hồi một cách chậm chạp, áp lực giảm phát, và tại các quốc gia khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục ở mức cao.
Không có gì ngạc nhiên, rõ ràng, với sự "bất lực" của chính phủ các nước EU trong việc chấm dứt tình trạng bất ổn, nhiều quốc gia thành viên đang mất dần sự kiên nhẫn đối với chính sách thắt lưng buộc bụng. Thực vậy, một vài quốc gia đang phải đối mặt với những biến động về chính trị.
Ông Joschka Fischer cho rằng, rất có khả năng Hy Lạp sẽ là nơi kích hoạt một cuộc khủng hoảng như vậy (và thậm chí đối với cả khu vực đồng euro). Nước này đang tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mà dường như khó có khả năng đưa ra một người thắng cuộc. Nếu Quốc hội không chọn được một vị tổng thống mới trong vòng bỏ phiếu thứ 3, Hy Lạp sẽ phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn và đây sẽ là cuộc tổng tuyển cử thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm tại quốc gia châu Âu này. Có nguy cơ rằng đảng Xã hội cực tả sẽ lên nắm quyền tại Hy Lạp.
Năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu. Ảnh: Telegraph
Tất nhiên, Hy Lạp là một quốc gia nhỏ và dường như các vấn đề của nước này khó có thể đặt ra một mối nguy hiểm thực sự cho khu vực đồng euro. Nhưng kết quả bầu cử ở Athens có thể dẫn đến sự hoảng loạn trong thị trường tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng có thể lan rộng sang Italy và sau đó là Pháp, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 2 của khu vực đồng euro.
Một phép lạ có thể xảy ra: Một tổng thống mới được bầu ở Athens vào tuần tới, hoặc Syrza không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo. Nhưng thật không may, một trong hai kết quả trên sẽ chỉ trì hoãn một cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra trong lòng EU. Ở Italy, tình hình cũng tương tự với những dấu hiệu cho thấy một cơn bão đang kéo đến, không chỉ vì chính sách khắc khổ mà còn vì chính các vấn đề nội tại ngày càng tăng của đồng euro. Và khi cơn bão đổ vào Italy, Pháp có thể là nạn nhân tiếp theo.
Bên cạnh đó, cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức và Italy, và tệ hơn, cả giữa Đức và Pháp. Điều này lại đang xảy ra vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ trong hội đồng của các bang và quốc hội Đức - do đó, làm giảm đáng kể khả năng thỏa hiệp của Thủ tướng Merkel. Cuộc chiến giữa bên bảo vệ chính sách khắc khổ và bên phản đối thực sự đe dọa không chỉ đối với sự sụp đổ của khu vực đồng euro mà còn gây ra chia rẽ với cả châu Âu.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và việc từ chối thực hiện bất kỳ một phương pháp tiếp cận châu Âu thực tế nào nhằm khôi phục đà tăng trưởng đã góp phần - không hoàn toàn, nhưng đáng kể - vào sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc trong EU. Sức mạnh của xu hướng chính trị này được thể hiện rõ ràng vào tháng 5 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 8, khi các đảng cực hữu và theo xu hướng hoài nghi đồng tiền chung châu Âu giành thắng lợi lớn tại một số nước EU. Xu hướng này vẫn không suy giảm kể từ thời điểm đó.
Ở mức độ nào đó, điều này có vẻ kỳ lạ. Xét cho cùng, không vấn đề nào mà châu Âu đang và sẽ phải đối mặt có thể được giải quyết một cách dễ dàng bởi từng quốc gia hơn là bởi cả châu Âu thông qua khuôn khổ của một cộng đồng chính trị "siêu quốc gia". Thật vậy, bài ngoại dân tộc là một điều đặc biệt phi lý trong bối cảnh thực tế nhân khẩu học tại châu lục này: Một châu Âu lão hóa đang rất cần nhiều người nhập cư.
Sẽ không quá khi nói rằng EU đang bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro tiếp theo sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Vậy, tại sao các chính quyền ở Berlin, Brussels và ở các thủ đô khác của EU vẫn không sẵn sàng thay đổi chính sách của họ, vốn rõ ràng đang tạo ra một tình huống tồi tệ hơn?
Vấn đề cuối cùng đó là Anh. London đang có một loạt các động thái với quyết tâm rõ ràng nhằm tiến tới một cuộc trưng cầu dân ý về thành viên EU của Anh trong quốc hội tiếp theo. Đó là vấn đề nguy hiểm sau năm 2015, nhưng lại là một thành phần quan trọng trong bức tranh tổng thể về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trong EU. Bất kể cuối cùng Anh có tách khỏi EU, năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu.
Theo Công Thuận
Báo Tin tức
Putin: Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là hợp pháp Trong cuộc điện đàm với 2 lãnh đạo EU hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Crimea sẽ phản ánh quyền lợi hợp pháp của người dân vùng này. Trong khi đó, Kiev đang gia tăng sức ép với Crimea bằng nhiều biện pháp trừng phạt. Tổng thống Putin (giữa) cùng Thủ tướng...