Nga: Sự trừng phạt của EU làm tổn thương nỗ lực hòa bình ở Ukraine
Nga cho biết các biện pháp trừng phạt mới của EU sẽ cản trở những nỗ lực để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời kêu gọi phương Tây thuyết phục Kiev giữ ổn định tình hình đất nước trước cuộc bầu cử tổng thống vào 25/5 tới.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực Donetsk và Luhansk phải được xem là là một tín hiệu rõ ràng cho Kiev về chiều sâu cuộc khủng hoảng Ukraine.
Kremlin cho biết cuộc trưng cầu dân ý đã nhấn mạnh sự cần thiết cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ thân cận phương Tây và đội ngũ ly khai ở phía đông: “Moscow hy vọng EU và Hoa Kỳ sẽ sử dụng ảnh hưởng của họ trên các lãnh đạo hiện nay ở Kiev để các vấn đề về cơ cấu nhà nước và tôn trọng các quyền của khu vực sẽ được thảo luận sớm trước cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 25″.
Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Ukrane vào chủ nhật (11/5)
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine với hy vọng chính phủ sẽ tăng tính hợp pháp và tính kiểm soát của nó đồng thời đảm bảo quyền lợi cho dân cư ở phía đông.
EU đã áp đặt lệnh phong tỏa tài sản 48 người Nga và Ukraine, Hoa Kỳ cũng đã áp đặt một lệnh trừng phạt trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ khi Chiến tranh Lạnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin nói với phái viên EU tới Nga hôm thứ ba (13/5) rằng, các biện pháp trừng phạt của EU là một việc làm kiệt sức, nhàm chán, phương pháp không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm cản trở việc tìm kiếm một giải pháp thoát khỏi tình hình khủng hoảng ở Ukraine.
Theo ANTD
Nga "bắt tay" Trung Quốc khi Mỹ, EU quay lưng
Nga sẽ chào đón thêm các công ty Trung Quốc tới đầu tư khi Mỹ và châu Âu đang áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Matxcova sau vụ sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, theo tờ Business News tại Thượng Hải.
Matxcova cũng đang lên kế hoạch phá bỏ các rào cản đầu tư từ Trung Quốc với hy vọng nguồn vốn từ Bắc Kinh có thể hỗ trợ cho nền kinh tế của Nga. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga mong muốn nguồn vốn trên sẽ được đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản, cơ sở hạ tầng và các dự án khí đốt tự nhiên tại quốc gia này.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định phong tỏa tài sản của 21 quan chức Nga và Ukraine cũng như cấm cấp phép visa cho các nhân vật này từ ngày 17/3. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã phong tỏa tài sản của 7 quan chức Nga cùng 17 công ty có mối quan hệ với Tổng thống Putin. Những quan chức Nga đã bị cấm tới Mỹ kể từ ngày 28/4. Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt kinh tế nếu quân đội Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine vào ngày 25/5 tới đây.
Nga - Trung đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực kinh tế
Chính lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã khiến một lượng lớn dòng vốn chảy khỏi Nga. Theo Bộ Tài chính Nga, trong quý I năm nay, 51 tỷ USD đã bị rút khỏi Nga. Tuy nhiên, hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu tuyên bố con số trên vào khoảng 222 tỷ USD và vẫn tiếp tục gia tăng.
Chuyên gia phân tích Chris Weafer thuộc công ty tư vấn toàn cầu Macro Advisory nhận định các công ty châu Âu làm ăn ở Nga đã chuyển dòng vốn đầu tư sang những quốc gia khác nhằm tránh hệ lụy từ lệnh trừng phạt kinh tế. Trong khi đó, các công ty của Nga đã mở thêm tài khoản tại ngân hàng nước ngoài để duy trì hoạt động nhằm đề phòng trường hợp các ngân hàng Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Hồi năm ngoái, giao thương giữa Nga và Trung Quốc đã đạt 79,2 tỷ USD. Con số này được dự đoán tiếp tục gia tăng và đạt 100 tỷ USD vào năm 2015. Trung Quốc cũng hứa hẹn đầu tư 20 tỷ USD vào các dự án hạ tầng cơ sở của Nga.
Ngoài ra, công ty dầu mỏ của Nga Rosneft Oil sẽ xuất khẩu 700 triệu tấn dầu sang Trung Quốc trong vòng 25 năm tới theo bản hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Quốc CNPC. Công ty khí đốt Gazprom của Nga cũng đang lên kế hoạch cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc kể từ năm 2018.
Theo Tổng thống Putin, Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và Nga sẽ tăng cường mối quan hệ với quốc gia này. Vào cuối tháng Năm này, ông Putin sẽ tới thăm Trung Quốc. Khả năng chuyến thăm này của Tổng thống Putin nhằm khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên tại Siberia
Theo Infonet
Tại sao Nga không "thèm" trả đũa phương Tây? Trong khi Mỹ liên tục áp đặt các lệnh cấm vận Nga vì khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Mátxcơva sẽ không có các lệnh cấm vận trả đũa. Bình luận về vòng cấm vận mới của Mỹ và EU, ông Putin cho rằng Nga không cần thiết phải dùng lệnh cấm vận để đáp trả. Cuối tháng Tư,...