Nga sẽ trục vớt các tàu ngầm hạt nhân chìm dưới đáy biển
Bộ Quốc phòng Nga hiện đang lên kế hoạch trục vớt hai chiếc tàu ngầm hạt nhân bị đắm ở biển Barents và Kara nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ở các vùng biển này.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đã buộc Nga phải tính đến trục vớt các tàu ngầm hạt nhân bị chìm dưới đáy biển.
Thông tin trên được tờ Izvestia của Nga đăng tải vào ngày 11/10. Dẫn nguồn tin quân sự tờ báo cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức một buổi đấu thầu quốc tế, có thể có sự tham gia của các công ty ở Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và Mỹ, do hải quân Nga không có đủ thiết bị cần thiết thực hiện hoạt động trục vớt ở dưới biển sâu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp November B-159 (K-159) bị đắm ở biển Barrents vào tháng 8/2003, dưới độ sâu 238m, với 9 thành viên thủy thủ và 800kg nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Trong khi đó tàu ngầm K-27 là một tàu ngầm tấn công thử nghiệm được xây dựng năm 1962 và được “giải ngũ” vào năm 1979 do lò phản ứng gặp trục trặc. Phòng chứa lò phản ứng đã được niêm phong và tàu ngầm bị đắm ở biển Kara năm 1982, ở độ sâu 75m.
Video đang HOT
Sau vụ đắm tàu ngầm hạt nhân Kursk năm 2000, Nga đã đưa rất nhiều tàu lặn sâu từ Anh và Iceland “vào cuộc”, song những tàu này được thiết kế nhằm tìm kiếm và cứu nạn chứ không phải cho hoạt động trục vớt.
Hai công ty của Hà Lan, Mammoet và Smit International, đã ký hợp đồng với chính phủ Nga trục vớt tàu ngầm Kursk vào năm 2001.
Còn xác của một tàu ngầm đắm khác, tàu Komsomolets, nhiều khả năng sẽ mãi mãi nằm lại vị trí nó bị đắm trong vụ tai nạn năm 1989, do hoạt động trục vớt tốn kém và nguy hiểm.
Tàu ngầm hạt nhân K-278 Komsomolets bị đắm ở Biển Na Uy vào ngày 7/4/1989, nam Đảo Bear. Tàu ngầm bị đắm cùng với một lò phản ứng đang hoạt động và 2 đầu đạn hạt nhân, nằm ở độ sâu 1.685m.
Theo Dantri
Hàn Quốc mở rộng tầm bắn tên lửa gấp 3 lần, bao phủ toàn bộ Triều Tiên
Hàn Quốc và Mỹ chính thức đạt được thỏa thuận mở rộng tầm bắn các hệ thống tên lửa của nước này lên gần gấp ba lần, từ 300 lên 800 km, với mục đích phản ứng tốt hơn với những mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Hàn Quốc từ lâu đã nhấn mạnh nhu cầu muốn củng cố sức mạnh của hệ thông tên lửa.
Thông báo ngày 7/10 của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết việc mở rộng tầm bắn sẽ cho phép hệ thống tên lửa của nước này vươn tới toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên, quốc gia láng giềng về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc.
"Toàn bộ Triều Tiên cùng với một số khu vực của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ nằm trong phạm vi 800 km của hệ thống tên lửa Hàn Quốc", tuyên bố cho biết.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc được nâng tầm bắn tên lửa kể từ khi ký với Mỹ thỏa thuận an ninh năm 1979, trong đó quy định rõ hệ thống tên lửa của nước này không được vượt quá 300 km và số lượng chất nổ đầu tên lửa là 500 kg.
Việc sửa đổi được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên vẫn tiếp tục đẩy mạnh các chương trình phát triển tên lửa tầm xa, thể hiện qua việc nước này kiên quyết tiến hành vụ phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh quan trắc Trái đất hồi tháng Tư và tiếp tục mở rộng kho tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3.000 km, đủ để tấn công toàn bộ bán đảo Triều Tiên cũng như các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Guam.
"Mục đích lớn nhất của việc sửa đổi thỏa thuận là nhằm kiềm chế các hành động khiêu khích quân sự của Triều Tiên", cố vấn an ninh quốc gia Chun Yung-woo cho biết.
Hiện tại, Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận về việc điều chỉnh tầm bắn tên lửa của Hàn Quốc, nhưng nhiều chuyên gia lo ngại động thái này có thể làm nóng hơn nữa cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á.
"Đây là một con dao hai lưỡi với Hàn Quốc khi nó đi ngược lại những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt", chuyên gia Yang Moo-Jin thuộc trường Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Xơun nhận xét
"Không có thay đổi tức khắc nào về chiến lược, nhưng thỏa thuận mới là một biểu tượng chính trị của liên minh chặt chẽ Mỹ - Hàn nhằm răn đe Bình Nhưỡng", phát ngôn viên của Tổng thống Lee Myung-bak nói.
Hiện tại, Mỹ đang triển khai 28.500 quân tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo "ô hạt nhân" cho Seoul trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Cách đây 3 tuần, Washington và Tokyo cũng đã đồng ý thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa thứ hai trên đất Nhật Bản nhằm ứng phó với các mối đe dọa của Triều Tiên.
Theo Dantri
VN muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần 3 và Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF) lần thứ nhất đã diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines từ ngày 3-5/10. Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) Phát biểu tại các...