Nga sẽ tiếp tục cung cấp S-300 cho Syria?
Nga vừa tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Syria theo các hợp đồng đã ký kết, trong đó có các hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S-300.
Ngày 30/8, trong một động thái thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Nga vừa tuyên bố đang tiếp tục cung cấp vũ khí cho các lực lượng của chính phủ Syria.
Ông Yuri Ushakov, trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một tuyên bố rằng hoạt động cung cấp vũ khí của Nga cho Syria vẫn đang tiếp diễn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và trợ lý Yuri Ushakov
Tuy không cung cấp thông tin chi tiết về các loại vũ khí này nhưng ông Ushakov khẳng định chúng không nằm trong danh sách vũ khí bị cấm theo luật pháp quốc tế.
Ông Ushakov tuyên bố: ” Chúng tôi đang cung cấp vũ khí cho Syria theo các hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Đây là việc làm bình thường và không trái với bất cứ quy định quốc tế nào.” Trước đây Nga đã cung cấp cho Syria 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ.
Ông Ushakov từ chối bình luận về thông tin rằng chính phủ của ông Assad vừa bắt đầu thanh toán tiền cho các chuyến hàng vũ khí mà Nga cung cấp.
Ông nói rằng Nga vẫn đang tìm cách ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công quân sự nào nhắm vào Syria, tuy nhiên ảnh hưởng của Nga trong tình hình này là cực kỳ hạn chế trong bối cảnh ngay cả việc nghị viện Anh từ chối tham gia vào cuộc tấn công này cũng không đủ làm lay chuyển quyết tâm của Mỹ.
Tên lửa phòng không S-300 có thể chống lại tên lửa hành trình Mỹ
Video đang HOT
Nhiều khả năng vấn đề Syria sẽ được Nga nêu lên bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức ở St Petersburg trong tuần tới, tuy nhiên đến lúc đó có thể Mỹ đã phát động tấn công quân sự nhắm vào Syria.
Mặc dù phương Tây vẫn luôn chỉ trích rằng Nga hậu thuẫn chính phủ của ông Assad chỉ đơn thuần là vì lợi ích kinh tế, tuy nhiên tình hình thực tế phức tạp hơn thế rất nhiều.
Nga có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất châu Âu với khoảng 9 triệu người theo Hồi giáo và thêm 5 triệu người nữa có xuất thân từ các dân tộc theo Hồi giáo. Ở phía Bắc, nơi cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số, Nga đang có hai cuộc xung đột ở Chechnya và Dagestan, nơi các chiến binh Hồi giáo vẫn thường xuyên sát hại các viên chức cảnh sát địa phương.
Bởi vậy Nga luôn nhìn nhận việc thay đổi chế độ ở Trung Đông và Bắc Phi dưới góc nhìn hoàn toàn khác so với các nước phương Tây. Nga không chỉ chú trọng vào việc giải phóng người dân các nước này khỏi chế độ độc tài mà còn phải ngăn chặn việc biến các đất nước này thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ Hồi giáo cực đoan.
Theo khampha
Những vũ khí Mỹ định dùng tấn công Syria
Kết quả kinh doanh của các hãng vũ khí "bật mí" những loại vũ khí quân đội Mỹ sẽ sử dụng cho cuộc tấn công vào Syria dự kiến được phát động trong những ngày tới.
Trong khi nguy cơ về một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria ngày càng rõ nét, các nhà đầu tư lại càng chú trọng hơn vào những loại vũ khí, khí tài quân sự mà Mỹ sẽ sử dụng trong cuộc tấn công này. Với kỳ vọng đây là một cuộc tấn công chiến thuật chớp nhoáng, họ đang hướng sự chú ý của mình vào những công ty chuyên sản xuất các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình.
Dựa vào kết quả kinh doanh hiện nay, ta có thể dự đoán được những loại vũ khí trang bị nào quân đội Mỹ sẽ sử dụng cho cuộc tấn công vào Syria dự kiến sẽ được phát động trong những ngày tới.
Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Syria
Tên lửa hành trình đã được quân đội Mỹ sử dụng trong tất cả những chiến dịch lớn kể từ sau cuộc tấn công Bão táp Sa mạc năm 1991. Sau chiến dịch đó, một cái tên đã trở thành biểu tượng cho loại vũ khí tầm xa này: đó chính là tên lửa hành trình Tomahawk của hãng Raytheon.
Các tài liệu của hải quân Mỹ cho biết mỗi quả tên lửa hành trình Tomahawk có giá trị khoảng 1,6 triệu USD. Mỗi năm hải quân Mỹ đặt hàng của hãng Raytheon khoảng 196 quả tên lửa Tomahawk.
Đến thời điểm này, cổ phiếu của hãng Raytheon đã tăng gần 30%, phản ánh việc làm ăn phát đạt của nhà sản xuất vũ khí này. Chuyên gia phân tích Ron Epstein của ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ cho biết cổ phiếu của Raytheon đặc biệt nhạy cảm với các thông tin về Syria, mặc dù tên lửa Tomahawk chỉ chiếm 1% tổng lượng hàng hóa bán ra của hãng này.
Tuy nhiên cuộc chạy đua này không chỉ có mỗi Raytheon tham gia. Các công ty khác trong nền sản xuất vũ khí của Mỹ cũng đang ăn nên làm ra. Hãng General Dynamics đã đạt chỉ số S&P 500 tăng đến 16%, khi đơn vị Electric Boat của họ chuyên chế tạo các loại tàu ngầm tấn công khác nhau.
Trong khi đó cổ phiếu của hãng United Technologies chuyên sản xuất trực thăng vũ trang Blackhawk đã tăng 19% trong năm nay. Cổ phiếu của Boeing và Lockheed Martin cũng tăng hơn 30% trong cùng thời gian.
Sau đây là những loại vũ khí dự kiến sẽ được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Syria sắp tới, dựa trên kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất vũ khí:
Tên lửa hành trình Tomahawk của hãng Raytheon
Tên lửa hành trình Tomahawk Block IV của hãng Raytheon có thể bay trong nhiều giờ, thay đổi hành trình theo mệnh lệnh và chuyển hình ảnh mục tiêu về cho người điều khiển ở cách xa nửa vòng trái đất. Hơn 2000 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng trong chiến tranh, trong đó có 90 quả được phóng đi trong cuộc xung đột ở Libya vào năm 2011.
Trực thăng vũ trang Sikorsky Black Hawk của hãng United Technologies
Có hơn 25 quốc gia trên thế giới sử dụng trực thăng vũ trang Black Hawk của hãng United Technologies với nhiều phiên bản khác nhau được chế tạo trong suốt 30 năm qua. Tổng cộng có hơn 2.300 trực thăng loại này đang phục vụ trong các quân đội trên khắp thế giới.
Tàu ngầm tấn công của hãng General Dynamics
Cơ sở Electric Boat của hãng này đã thiết kế và chế tạo tàu ngầm từ năm 1900, bắt đầu bằng tàu ngầm USS Holland, chiếc tàu ngầm đầu tiên được biên chế trong hải quân Mỹ.
Tàu chiến của hãng Huntington Ingalls
Hãng Huntington Ingalls đã thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng tàu chiến cho hải quân và lực lượng tuần duyên Mỹ tại nhà máy đóng tàu Ingalls và Newport News.
Hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm đường không của Boeing (AWACS)
AWACS E-3 707 của Boeing là máy bay tiêu chuẩn trong hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm đường không vốn rất nổi tiếng với chiếc đĩa khổng lồ gắn ở trên đầu máy bay.
Theo khampha
Chi phí cho cuộc tấn công Syria không hề rẻ Một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào Syria có thể khiến Bộ Quốc phòng Mỹ tốn kém hàng trăm triệu USD. Mỹ dự định tấn công quân sự vào Syria chỉ trong vòng vài ngày, nhưng các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, chi phí của cuộc tấn công này sẽ tương với chiến dịch quân sự kéo dài...