Nga sẽ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 vào tháng 11
Dự kiến vào cuối năm nay và nửa đầu năm sau, vaccine do Trung tâm Vector phát triển sẽ được đưa vào tiêm phòng.
Trung tâm nghiên cứu virus học và công nghệ sinh học Vector của Nga đang có kế hoạch bắt đầu sản xuất loại vaccine ngừa Covid-19 vào tháng 11 tới.
Nhân viên y tế kiểm tra mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Moscow, Nga. (Nguồn: AFP)
Phát biểu trên truyền hình, Tổng giám đốc Trung tâm Vector Rinat Maksyutov cho biết, với việc sản xuất vaccine được tiến hành vào tháng 11 tới, thì cuối năm nay và nửa đầu năm sau, vaccine do Trung tâm này phát triển sẽ được đưa vào tiêm phòng, bắt đầu từ nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm như các bác sĩ và giáo viên cho tới phạm vi tiêm chủng đại trà.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga, bà Tatyana Golikova cũng từng cho biết, loại vaccine do Trung tâm Vector phát triển dự kiến sẽ được cấp phép vào tháng 9 tới và lô vaccine đầu tiên sẽ được sản xuất vào tháng 10.
Cùng với loại vaccine do Vector phát triển, Nga hiện có 1 loại vaccine ngừa Covid-19 khác, là công trình của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học có tên là N.F. Gamaleya, ở thủ đô Moscow. Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, loại vaccine này dự kiến sẽ được tiêm đại trà ngay trong tháng 10 tới.
Video đang HOT
Bộ Y tế Nga khẳng định, các loại vaccine ngừa Covid-19 sẽ được tiêm chủng miễn phí cho mọi người dân Nga, với mọi chi phi được chi trả từ nguồn ngân sách.
TQ tự nhận là 'quốc gia cận Bắc Cực', Mỹ kiên quyết phản đối
Washington sẽ mở rộng viện trợ kinh tế với Greenland cũng như thành lập lãnh sự quán Mỹ ở vùng lãnh thổ này của Đan Mạch, làm đối trọng cho sự hiện diện của Nga và Trung Quốc.
Theo Nikkei Asian Review, Bộ Ngoại giao Mỹ tuần này công bố gói viện trợ kinh tế trị giá 12,1 triệu USD cho Greenland, cũng như kế hoạch thành lập lãnh sự quán Mỹ ở vùng lãnh thổ này trong thời gian tới.
Động thái này được cho là phản ứng của Mỹ trước việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực, và Trung Quốc tích cực đầu tư vào khai thác cũng như các tuyến đường hàng hải trên vòng cực Bắc.
Washington "đang trong quá trình điều chỉnh chính sách Bắc Cực", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên.
"Đây là sự thay đổi bắt nguồn từ các động thái của Nga và Trung Quốc nhằm thách thức Mỹ và phương Tây", quan chức này nói thêm.
Theo truyền thống, Bắc Cực được quản lý bởi một cơ quan gồm 8 quốc gia được gọi là Hội đồng Bắc Cực, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Những nước này đều có chủ quyền với các vùng đất trong Vòng cực Bắc và có quyền quyết định với các chính sách quản lý khu vực này.
Căn cứ Không quân Thule trên đảo Greenland là cơ sở quân sự nằm gần Bắc Cực nhất của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Vào tháng 1/2018, Trung Quốc công bố sách trắng Bắc Cực đầu tiên của nước này, với nhan đề "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc". Trong văn bản này, Trung Quốc tuyên bố các vấn đề của Bắc Cực giờ đây "vượt ra ngoài các quốc gia trong Vòng cực Bắc hoặc bản chất của khu vực", và cho rằng những gì xảy ra trong khu vực có "ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích của các quốc gia bên ngoài khu vực và lợi ích của toàn bộ cộng đồng quốc tế".
Bắc Kinh lập luận việc băng tan ở Bắc Cực sẽ mở ra các tuyến đường biển và cho phép tiếp cận với các tài nguyên thiên nhiên, do đó nâng tầm các giá trị chiến lược và kinh tế của vùng này.
Trung Quốc tuyên bố nước này về mặt địa lý là "quốc gia cận Bắc Cực" và do đó là "một bên liên quan quan trọng trong các vấn đề Bắc Cực".
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ bãi bỏ tuyên bố này và cho rằng chỉ có "các quốc gia ở Bắc Cực" và "các quốc gia không thuộc Bắc Cực". Theo quan chức này, không có sự phân loại nào khác vì vậy Mỹ không chấp nhận tuyên bố của Bắc Kinh là một "quốc gia cận Bắc Cực".
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc đã cố gắng "luồn lách vào Greenland" bằng những cách không mang tính giúp đỡ, trong đó có việc mua lại các cơ sở hạ tầng quan trọng và điều này có thể sẽ gây rắc rối cho Mỹ, các đồng minh NATO và cả Đan Mạch.
Greenland và Iceland là "tâm điểm của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Bắc Cực", ông Damien Degeorges, chuyên gia phân tích các vấn đề Bắc Cực và Greenlan, nhận định.
Theo ông Degeorges, cuộc cạnh tranh này cho đến nay tương đối "mềm" nếu so với những gì đang diễn ra ở Biển Đông, nhưng có thể trở thành "vấn đề an ninh rất nghiêm trọng" đối với Mỹ.
Đảo Greenland là nơi đặt Căn cứ Không quân Thule - căn cứ nằm trên vĩ tuyến cao nhất của quân đội Mỹ.
Sơn Trần
Tiêm kích Su-27 Nga xuất kích chặn máy bay F-16 Bỉ Bộ Quốc phòng Nga ngày 25-4 thông báo cho biết, 2 máy bay tiêm kích Su-27 của không quân nước này đã chặn và đuổi 1 chiến đấu cơ F-16 của không quân Bỉ trước khi khi nó xâm phạm không phận Nga trên vùng trời Biển Baltic. Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga "Vào ngày 24-4-2020, trong khi thực hiện các...