Nga sẽ nhận hàng loạt “song sát thế hệ 4++” Su-35 và MiG-35
Ngày 10-7, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết, Không quân Nga sẽ tiếp nhận số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG-35 và Su-35 mới trong vòng 3 năm tới, sau khi khắc phục được một số vấn đề được phát hiện trong các đợt bay thử cuối cùng.
“Trong quá trình bay thử đã gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng đến việc hoàn thành hợp đồng cấp nhà nước đối với những mẫu máy bay này. Nhưng tất cả đã được khắc phục. Tôi cho rằng, những máy bay chiến đấu hiện đại này sẽ được biên chế hoạt động hàng loạt trong vòng 3 năm tới”, ông Borisov cho biết nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin chi tiết.
Việc trang bị hai loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 MiG-35 Fulcrum của Mikoyan và Su-35 Flanker của Sukhoi thuộc một phần trong chương trình mua sắm vũ khí cấp nhà nước đến năm 2020 của Nga.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35, được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy điều khiển véc-tơ đa chiều 117S có khả năng cơ động cao và có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu trên không.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Thân máy bay được gia cố hợp kim Titan, cùng với thiết kế 3 cánh nổi tiếng là cánh nhỏ phía trước, cánh chính và cánh đuôi bằng phía sau khiến cho Su-35 có khả năng cơ động tuyệt vời, với tốc độ tối đa lên tới 2,25Mach, ngang ngửa với tốc độ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 l à F-22 của Mỹ nhưng vượt trội về khả năng linh hoạt.
Trước đây, tính năng tàng hình là điểm yếu của Su-27, hai nguồn phát xạ rất lớn ở cửa hút khí và buồng lái là khiếm khuyết chết người của nó, về phương diện này, Su-35 đã có rất nhiều cải thiện. Các nhà thiết kế Su-35 đã chế tạo ra một vật liệu hấp thụ sóng điện từ, để phun lên bề mặt cửa hút khí và các tấm thép ốp động cơ.
Về tính năng cơ động, khả năng tàng hình và hệ thống radar, Su-35 cũng có những ưu điểm nổi bật. Su-35S có tầm bay tối đa 3400km, trần bay 19km, bán kính tác chiến 1600km (chưa tính tiếp dầu trên không). Máy bay có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần động cơ đốt sau, máy bay có 12 điểm treo vũ khí ở 2 bên cánh và dưới bụng với tải trọng lên đến 8 tấn.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Su-35 đã kế thừa toàn bộ những thiết kế ưu việt về hệ thống hỏa lực của Su-27 với 1 khẩu pháo 30mm, 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.
Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35S cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển.
Video đang HOT
Theo Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi, Không quân Nga đã đặt mua 48 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-35 trong năm 2009 và dự kiến sẽ tiếp nhận đủ số máy bay này vào năm 2015.
Máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga
MiG-35 trong lực lượng không quân Nga chia làm 2 loại, 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi, tốc độ bay tối đa của nó lên tới 2700km/h, trần bay 17,6km, hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1000km. Ngoài ra, MiG-35 sử dụng hệ thống tiếp liệu trên không để nâng cao phạm vi tác chiến, lượng bom đạn mang theo cũng được nâng cao tới 6,5 tấn mà không ảnh hưởng gì đến tính năng bay.
Ngoài 10 giá treo vũ khí, MiG-35 còn được trang bị một khẩu pháo 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 với 150 viên đạn, chuyên sử dụng trong cận chiến. Các giá treo vũ khí có thể mang theo tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất Nga đang sử dụng như: Vympel R-27, Molniya R-60 AA-8 Aphid, Vympel R-77 AA-12 Adder, Vympel R-73 AA-11 Archer…
Tuy có sở trường là không chiến nhưng nó cũng được trang bị tính năng đối hải và đối hạm, có thể mang theo 2000 lbs bom điều khiển bằng laser và vô tuyến KAB-500Kr, KAB-500-OD, KAB-1500Kr…
Theo ANTĐ
Không quân chiến thuật Trung Quốc: Lượng nhiều, chất ít
Tổng hợp số liệu từ các tạp chí quân sự nổi tiếng trên thế giới như: "Jane's Defence Weekly" của Anh và "Kanwa Defence Review" của Canada, hiện Trung Quốc còn đang sử dụng khoảng 1000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 và 800 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.
Báo cáo quân lực Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 5 năm nay cho biết: hiện Trung Quốc có tổng số 2420 máy bay, trong đó có 1570 máy bay chiến đấu, 300 máy bay vận tải và 550 máy bay ném bom các loại. Trong đó, số lượng máy bay ném bom H-6 là 120 chiếc, máy bay tiêm kích bom là 430 chiếc. Như vậy, Mỹ đánh giá số lượng máy bay chiến thuật của Trung Quốc vừa tròn 2000 chiếc.
J-7 của Trung Quốc là phiên bản nhái của Mig - 21
Tổng hợp số liệu từ các tạp chí quân sự nổi tiếng trên thế giới như: "Jane's Defence Weekly" của Anh và "Kanwa Defence Review" của Canada, cho đến thời điểm tháng 10/2012 Trung Quốc còn đang sử dụng khoảng 1000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 (Trung Quốc gọi là thế hệ thứ 3), bao gồm:
- Thế hệ J-7 (gồm 7 biến thể): Sản xuất tổng cộng 1500 chiếc, xuất khẩu 400 chiếc, ngừng sử dụng 500 chiếc thuộc các kiểu đầu tiên (I, II, B, D), hiện còn sử dụng khoảng 500 chiếc J-7E/G/H.
- Thế hệ J-8: sản xuất tổng cộng 600 chiếc, thải loại 300 chiếc từ kiểu J-8I trở về trước, hiện còn sử dụng 300 máy bay tiêm kích đánh chặn thuộc các loại J-8H/F/L.
J-8 là phiên bản nâng cấp kế tiếp của J-7
- Khoảng 200 máy bay cường kích Q-5E mới cải tiến, trang bị thêm bom điều khiển.
Trước đây, Trung Quốc dự kiến thời hạn ngừng sử dụng các loại máy bay thế hệ thứ 2 vào khoảng 2017 - 2020.
Các máy bay thế hệ thứ 3 (Trung Quốc coi là thứ 4) bao gồm:
- 48 chiếc SU-27SK và SU-27 UBK của Nga. Đầu thập niên 90, Trung Quốc ký hợp đồng mua của Nga 72 chiếc Su-27, đến năm 2009, 1e không quân Su-27 (tương đương 24 chiếc) bàn giao đợt đầu đã hết hạn sử dụng, 4 chiếc bị hỏng vì các lí do khác nhau, còn lại 48 chiếc đã được nâng cấp. Số này cũng chỉ sử dụng được đến năm 2020.
"Ông lão Q-5" của Trung Quốc được mô phỏng theo Mig-19 của Nga
- 260 chiếc thuộc thế hệ J-10 (phiên bản nội địa của Su-27), bao gồm 200 chiếc J-10A (bắt đầu trang bị năm 2003) và 60 chiếc J-10S.
- 200 chiếc thế hệ J-11, bao gồm 105 chiếc J-11A (nhái Su-27). Loại này bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2003, ngừng sản xuất năm 2006. Loại J-11B (Su-27 cải tiến) sản xuất năm 2007 với số lượng 95 chiếc và cũng đã ngừng sản xuất.
- 200 chiếc tiêm kích bom thế hệ JH, bao gồm 50 chiếc JH-7 "Phi Báo" (phiên bản xuất khẩu gọi là FBC-1 được sản xuất vào giữa thập niên 90; còn JH-7A được trang bị hàng loạt vào năm 2005, tốc độ sản xuất 24 chiếc/1năm (trang bị đủ cho 1e). Hiện tổng số máy bay thuộc thế hệ JH-7A vào khoảng 150 chiếc.
Qua 4 năm bay thử mà J-10B vẫn chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Su-30: Tổng số 100 chiếc Su-30 MKK/MK2 mua của Nga.
Theo thống kê chi tiết, số lượng máy bay chiến thuật thế hệ thứ 4 của Trung Quốc khoảng trên 800 chiếc. Cùng gần 200 máy bay huấn luyện các loại, tổng số máy bay chiến thuật vào khoảng 2000 chiếc.
Con số này thoạt nhìn thì có vẻ nhiều nhưng với một đất nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới (hơn 9,5 triệu km2) thì lại là không nhiều. So sánh không quân của các nước không chỉ dựa vào số lượng máy bay mà còn dựa vào chất lượng máy bay, diện tích đất nước, phạm vi bảo vệ của mỗi máy bay. Cách tính này cũng tương tự như thực chất GDP của một đất nước phải được tính theo GDP bình quân trên đầu người chứ không phải đơn thuần dựa vào tổng GDP.
J-11 trông thì hoành tráng nhưng chất lượng rất kém
Đơn cử ví dụ như so sánh GDP của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin, GDP năm 2010 của Top 3 thế giới là Mỹ 14,5 nghìn tỷ USD, Trung Quốc 5900 tỷ USD, Nhật là 5500 tỷ. Như vậy, tính theo thu nhập đầu người thì GDP bình quân đầu người của Mỹ là 46.600 USD, sau đó là Nhật gần 43.000 USD, còn của Trung Quốc chỉ là 4.400 USD, trong khi GDP của Trung Quốc và Nhật gần tương đương với nhau, thậm chí năm 2009, khi Trung Quốc được xếp là nền kinh tế thứ 4 thế giới thì GDP bình quân trên đầu người của họ vẫn còn thấp hơn 124 nước!
Tương tự như vậy, con số 2000 máy bay thoạt nhìn khiến nhiều người giật mình nhưng thực chất nó là quá ít so với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, thực tế số lượng máy bay Trung Quốc không là gì so với Mỹ. Chỉ tính riêng số máy bay trang bị trên 10 tàu sân bay khủng (mỗi tàu mang 90 chiếc) và hàng chục tàu đổ bộ tấn công (mỗi tàu từ 8-10 chiếc) thì số máy bay của không quân hải quân Mỹ đã bằng hơn nửa của Trung Quốc, mà chất lượng thì hơn hẳn. Đối với 1 đất nước có diện tích hơn Việt Nam đến 30 lần mà số lượng máy bay chỉ gấp hơn 4 lần thì con số đó là không nhiều, thậm chí còn là quá ít.
JH-7 - hàng nội địa giá rẻ, chất lượng... thấp của Trung Quốc
Về chất lượng thì không phải bàn, 1000 chiếc máy bay J-7, J-8, Q-5 của Trung Quốc là hàng nhái của Mig-19 và Mig-21, được Nga chế tạo từ những thập niên 60 thế kỷ trước, chất lượng chẳng hơn gì Mig-21 của Việt Nam.
Còn các loại máy bay được Trung Quốc đánh giá là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 nhưng thực chất chúng không hơn gì thậm chí độ tin cậy còn không bằng máy bay thế hệ thứ 3 của Nga.
J-10 là dòng máy bay Su-27 nội địa được Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Nga, chất lượng từ bằng đến kém hơn Su-27 nguyên bản, nhưng do sử dụng động cơ AL-31FN của Nga nên có độ tin cậy cao hơn hẳn các loại khác nên hiện nó đang là nòng cốt trong lực lượng không quân Trung Quốc.
Một chiếc J-10 bị gãy càng hạ cánh phía trước trong khi hạ cánh
Còn thế hệ J-11 là phiên bản nâng cấp của Su-27 sử dụng động cơ WS-10 nội địa nhưng trên thực tế, chất lượng của nó rất kém, ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của họ cũng đã 2 lần từ chối trang bị, chỉ đến khi bị "ép" thì nó mới được tiếp nhận.
Máy bay tiêm kích bom thế hệ JH-7 là sản phẩm có hàm lượng nội địa hóa cao nhất của Trung Quốc. Họ đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo nó từ năm ...1973 nên đấy chính là điểm yếu nhất của nó với những vấn nạn về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác. Loạt JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém, bị không quân từ chối tiếp nhận nên chỉ được 50 chiếc là đã ngừng sản xuất để nâng cấp lên JH-7A với "xương sống" là động cơ RD-93 của Nga. Tuy vậy, loại máy bay này được đánh giá là có mặt còn không bằng tiêm kích bom cổ lỗ của Nga là Su-24.
Chiếc J-11 này còn thảm hơn khi nó bị gẫy đôi khi hạ cánh
Thực tế hiện nay, Trung Quốc không có một loại máy bay nào có thể sánh được với Su-30MKK/MK2, Mig-29, Mig-31 chứ đừng nói đến Su-33, Su-34, Su-35 và Mig-35 của Nga. Hiện họ đáng triển khai nghiên cứu, chế tạo J-10B, J-10C, J-11S, JH-7B và J-15 nhưng tất cả các loại máy bay này chưa loại nào vượt qua được giai đoạn bay thử, để có thể triển khai sản xuất hàng loạt còn mất rất nhiều thời gian.
Theo ANTD
SU-30MK, Su-35 đang làm lu mờ tương lai của MiG-35? Một số nguồn tin cho biết rằng, Nga đang đề nghị Ấn Độ khởi động lại gói thầu MMRCA sau khi được biết dự án mua 126 chiếc máy bay chiến đấu Rafale của Pháp gặp phải một số trục trặc. Tuy nhiên, đây là nguồn tin chưa xác thực. Bộ quốc phòng Ấn Độ hôm thứ Năm (23/8) đã bác bỏ thông...