Nga sẽ có khắc tinh đòn tấn công toàn cầu của Mỹ
Tên lửa xuyên lục địa mới của Nga hóa giải chiến thuật đòn tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ.
Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới để đáp trả khái niệm “đòn tấn công nhanh toàn cầu” (Prompt Global Strike) của Mỹ và có thể chọc thủng mọi lá chắn tên lửa.
Tên lửa ICBM Yars của quân đội Nga
Vào năm 2018-2020, Nga sẽ hoàn thành ICBM hạng nặng mới có tên Sarmat. Nó sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay.
Theo ông, việc phát triển ICBM hạng nặng đang ở giai đoạn cao trào. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.
Video đang HOT
Ông Borisov cũng khẳng định, vào cuối năm 2020 lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ được trang bị lại 100% chứ không phải là 70%.
Việc phát triển ICBM hạng nặng Sarmat sẽ hoàn thành vào năm 2018-2020. Hiện nay, một số cơ quan nghiên cứu do Trung tâm Tên lửa quốc gia mang tên Maleyev đứng đầu đang phát triển tên lửa này.
Tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.
Ông Borisov cho biết, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Việc Nga đổi mới lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược là để giáng trả sáng kiến “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ. Lực lượng này đang được đồng thời trang bị ồ ạt các loại ICBM Yars và Bulava.
Sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ trù tính chế tạo các hệ thống vũ khí tấn công có khả năng tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào mọi vị trí trên trái đất trong vòng 1 giờ.
Công cụ để thực hiện các đòn tấn công đó sẽ là các ICBM hiện đại hóa sâu, tên lửa hành trình siêu vượt âm, cũng như vũ khí nguyên lý mới (pháo laser, pháo ray điện từ…).
Theo Đất Việt
Triều Tiên sắp có tên lửa liên lục địa với tầm bắn vươn tới Mỹ?
CHDCND Triều Tiên đang có những bước tiến trong việc chế tạo tên lửa xuyên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân, có thể bắn đến Mỹ, các chuyên gia quân sự Mỹ cảnh báo.
Tên lửa được cho là loại Taepodong xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP
Ngày 5.11, AFP dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn (thuộc Trường đại học Johns Hopkins, Mỹ) cho rằng mô hình tên lửa xuyên lục địa thường xuất hiện trong các cuộc duyệt binh gần đây tại Bình Nhưỡng đã trở nên "thực tế hơn".
Được biết, trước đó, nhiều chuyên gia quân sự đã tỏ ý nghi ngờ về "tính thực tế" của mẫu tên lửa xuyên lục địa KN-08 được Triều Tiên trưng ra hồi năm 2012 và hồi tháng 7 năm nay.
Một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa gọi mẫu tên lửa này là "lố bịch" và là "một sự giả dối", theo AFP.
Báo cáo của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn khẳng định rằng các mô hình mới cho thấy Triều Tiên có khả năng sản xuất tên lửa với tầm bắn lý thuyết từ 5.500 km đến 11.000 km.
"Hầu hết các mô hình cho thấy đây là loại tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân nhẹ, đời đầu và có thể bay đến thành phố Seattle thuộc bang Washington", báo cáo cho hay.
Theo TNO
Nga sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới Nga sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới, có khả năng đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga trong một cuộc duyệt binh - Ảnh: Reuters Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 thế hệ thứ hai, có khả...