Nga sẽ cạn kiệt dầu vào năm 2044
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Sergey Donskoy hôm 17-3 dự báo sản lượng dầu dự trữ của nước này sẽ cạn kiệt vào năm 2044, trong khi sản xuất dầu bắt đầu suy giảm từ năm 2020.
“Về lý thuyết, trữ lượng dầu có thể khai thác được của chúng tôi ước tính khoảng 29 tỉ tấn. Sản lượng dầu thô (không ngưng tụ) khai thác trong năm 2015 vào khoảng 505 triệu tấn. Như vậy, nguồn dự trữ này sẽ tồn tại trong 57 năm” – ông Donskoy nói với Rg.ru.
“Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trữ lượng dầu mà chúng tôi biết chính xác địa điểm, số lượng và cách thức khai thác chỉ bằng một nửa con số trên, tức khoảng 14 tỉ tấn. Như thế, con số này chỉ đủ dùng trong 28 năm” – ông Donskoy cho biết thêm.
Nga vẫn giữ tiến độ thăm dò dầu khí như hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Donskoy, hoạt động sản xuất dầu của Nga sẽ bắt đầu giảm sút vào năm 2020 khi nguồn tài nguyên truyền thống có dấu hiệu cạn kiệt. Tỉ lệ dầu khó khai thác hơn sẽ tăng, khiến chi phí trở nên đắt đỏ hơn. Vì thế, Bộ trưởng Nga cho rằng đó là lý do “chúng tôi sẽ không ngừng công tác thăm dò” để tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu bổ sung.
Video đang HOT
Dù giá dầu thô mất 2/3 giá trị từ hồi năm 2014 nhưng ông Donskoy khẳng định các công ty dầu khí Nga sẽ không cắt giảm việc thăm dò mà vẫn duy trì tiến độ tương đương năm ngoái hoặc nhiều hơn.
“Tập đoàn Rosneft sẽ tăng cường hoạt động thăm dò lên 40% so với năm 2015. Chi phí thăm dò cũng sẽ đội thêm gần 1,5 lần” – ông Donskoy cho hay.
Một số công ty khác như Surgutneftegaz cũng không có kế hoạch giảm bớt hoạt động thăm dò, trong khi công ty Bashneft có ý định tăng cường kho dự trữ.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Nga nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu được mở rộng ranh giới thềm lục địa ở Bắc Cực. Hiện tại, Moscow đang lên kế hoạch lớn cho việc khoan thăm dò dầu khí tại khu vực mở rộng này.
Trữ lượng dầu và khí thiên nhiên ở đó ước tính lên đến 5 tỉ tấn, trị giá khoảng 30 ngàn tỉ USD.
P.Nghĩa (Theo RT)
Theo_Người lao động
IMF: Các nước sản xuất dầu của MENA cần thích ứng với giá dầu thấp
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị các nước sản xuất dầu thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) cần phải thích ứng với vấn đề giá dầu thấp, đồng thời hối thúc các nước này duy trì mức đầu tư công để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: saftbatteries.com)
Ông Ahmed Messaoud, Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á của IMF cho biết, giảm đầu tư sẽ có nguy cơ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước sản xuất dầu khu vực MENA.
Một số chi tiêu công quan trọng như y tế, giáo dục, hạ tầng, vận tải không thể giảm dựa trên tầm quan trọng trong dài hạn.
Trước đó, việc giá dầu giảm mạnh trong những năm 1980 xuống mức chỉ còn 10 USD/thùng đã dẫn tới một giai đoạn khó khăn, đầu tư công bị cắt giảm đã khiến các dự án lớn của các nước này phải đình lại do thiếu vốn.
Theo ông Messaoud, thay vì chỉ ngồi đợi giai đoạn khủng hoảng giá dầu chấm dứt, các nước này cần thích ứng với tình hình mới. Phương án giảm đầu tư công có thể được thay thế bằng việc gia tăng hiệu quả đầu tư công.
Theo số liệu của IMF, giá dầu giảm đã khiến các nước sản xuất dầu trong khu vực thiệt hại 360 tỷ USD trong năm 2015. Con số này được dự đoán sẽ còn gia tăng trong năm nay do tình trạng dầu giảm giá mạnh vẫn tiếp diễn từ cuối năm 2015 tới đầu năm 2016.
Năm ngoái, một nửa trong số các nước sản xuất dầu thuộc khu vực MENA đã chứng kiến thâm hụt ngân sách lên tới hơn 10% GDP. Các nước này đang phải đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn: hoặc giảm khoảng 1/3 chi tiêu công, hoặc tăng thu ngân sách những lĩnh vực phi dầu mỏ, hoặc kết hợp cả hai chiến lược trên.
Các nước sản xuất dầu trong khu vực MENA cần phải có những kế hoạch trung hạn để không chệch quỹ đạo giảm thâm hụt ngân sách, đề ra những giải pháp giảm thiểu tác động đến nền kinh tế, thực hiện cải cách trong dài hạn, thực hiện cải cách giá năng lượng và tìm ra các nguồn thu mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ./.
Theo VietnamPlus
Mỹ sẽ đối đầu Nga trên thị trường dầu châu Âu? Dầu thô Mỹ đang tìm được chảy đến châu Âu trong bối cảnh dự trữ dầu của nước này đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay (518 triệu thùng). Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, có ít nhất 3 lô hàng dầu Mỹ có khả năng vượt Đại Tây Dương trong vài tuần tới. Các mặt hàng được cung...