Nga sẽ bán tên lửa hiện đại cho Syria
Nga tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa phòng không S-300 cho Syria và các vũ khí này sẽ giúp ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài, sau khi EU quyết định dỡ bỏ một lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập Syria.
Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho hay các tên lửa S-300 là một “nhân tố làm ổn định” có thể ngăn chặn “một số người nóng vội” muốn tham gia cuộc xung đột.
Nga cũng chỉ trích quyết định của EU nhằm dỡ bỏ một lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria.
Hôm 27/5, EU cho biết các quốc gia thành viên có thể quyết định chính sách của riêng mình về việc cung cấp vũ khí cho Syria, sau khi các ngoại trưởng không thể đi tới một quyết định thống nhất nhằm gia hạn lệnh cấm vận vũ khí hiện thời, vốn hết hiệu lực vào thứ 7 này.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố chung sau các cuộc hội đàm kéo dài 12 giờ liền, EU nhất trí chưa chuyển vũ khí cho phe nổi dậy vào thời điểm này.
Hội đồng đối ngoại EU sẽ xem xét lập trường trên trước ngày 1/8, cân nhắc các diễn biến mới nhằm chấm dứt cuộc xung đột, trong đó có sáng kiến hòa bình Nga-Mỹ.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho hay 1/8 không phải là thời hạn chót và rằng Anh có thể khởi động việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria ngay từ bây giờ, mặc dù nước này chưa có kế hoạch làm vậy.
Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ nói Mỹ ủng hộ động thái của EU.
Video đang HOT
Còn Bộ ngoại giao Syria tuyên bố quyết định trên cho thấy sự cản trở của EU đối với các nỗ lực quốc tế nhằm đóng góp vào việc tìm kiếm một sự ổn định chính trị”.
Nga cho rằng động thái của EU làm tổn hại trực tiếp tới các viễn cảnh về một hội nghị hòa bình quốc tế mà Mátxcơva và Washington đề xuất tổ chức, có thể diễn ra vào tháng tới.
“Một loạt các hành động đã được thực hiện mà không có sự tham gia và ủng hộ của các đối tác phương Tây, trong đó có Mỹ và Pháp… đang làm tổn hại tới ý tưởng kêu gọi một hội nghị”, truyền thông Nga ngày 28/5 dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Nga đã nhiều lần ngăn chặn các nỗ lực nhằm gây sức ép nhiều hơn đối với Tổng thống Syria Bashar al- Assad. Cùng với Mỹ, Nga đang dẫn đầu các nỗ lực nhằm tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế về Syria vào tháng tới.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Ryabkov cho hay hợp đồng về các hệ thống tên lửa S-300 đã được ký kết vài năm trước.
“Chúng tôi xem việc cung cấp này là một nhân tố làm ổn định và tin rằng những bước đi như vậy sẽ ngăn chặn những người nóng vội ngừng xem xét các viễn cảnh có thể biến cuộc xung đột tại Syria lan ra quy mô quốc tế với sự tham gia của các lực lượng bên ngoài”, ông Ryabkov nói.
S-300 là một hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo. S-300 có thể được so sánh với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ hiện đang được NATO triển khai để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công từ Syria.
Cảnh báo của Israel
Một số nhà phân tích xem sự xác nhận của Nga về việc mua bán vũ khí như một “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc khủng hoảng Syria.
“Nó gần như khẳng định rằng cuộc đàm phán Nga-Mỹ sẽ là vô nghĩa, gửi các tín hiệu cảnh báo về việc vận chuyển vũ khí tương tự cho Iran, có thể lôi kéo Syria vào cuộc khủng hoảng Syria và có thể làm thay đổi mạnh mẽ các khả năng “cấm bay” của Mỹ và đồng minh”, ông Anthony Cordesman, từ Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ), nhận định.
Đã có các nguồn tin nói rằng Mátxcơva trì hoãn việc chuyển giao vũ khí để đổi lấy một cam kết của Israel không tiến hành thêm các cuộc không kích vào Syria.
Bộ trưởng quốc phòng Israel Moshe Yaalon cho biết hệ thống tên lửa S-300 chưa rời Nga.
“Tôi hi vọng chúng vẫn chưa khởi hành, và nếu chúng tới Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì”, ông Yaalon cảnh báo.
Lệnh cấm vận của EU, được đưa ra lần đầu tiên vào tháng 5/2011, áp dụng đối với cả phe đối lập và chính phủ Syria.
Anh và Pháp đang hối thúc việc cung cấp vũ khí cho các phần tử đối lập ôn hòa của Tổng thống Assad, nói rằng điều đó sẽ gây sức ép để Damascus phải tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài suốt 2 năm qua. Nhưng các quốc gia châu Âu khác phản đối việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria.
Theo các ước tính của Liên hợp quốc, hơn 80.000 người đã thiệt mạng và 1,5 triệu người phải đi sơ tán khỏi Syria kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad bắt đầu vào năm 2011.
Theo Dantri
Hacker Trung Quốc thâm nhập 44 hệ thống vũ khí nhạy cảm của Mỹ
Các thiết kế của một loạt chương trình vũ khí nhạy cảm và quan trọng nhất của Mỹ đã bị các tin tặc Trung Quốc thâm nhập, theo một báo cáo mật mà tờ Washington Post có được.
Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey của Mỹ.
Báo cáo vừa được Uỷ ban khoa học quốc phòng, một cơ quan cố vấn uy tín, trình lên Lầu năm Góc. Tài liệu nói rằng hơn 44 hệ thống vũ khí quan trọng của Mỹ đã bị ảnh hưởng, trong đó có các hệ thống phòng thủ tên lửa, các máy bay chiến đấu, trực thăng và các tàu hải quân.
Trong số các hệ thống quốc phòng được liệt kê trong báo cáo có hệ thống tên lửa Patriot tiên tiến (PAC-3), máy bay chiến đấu F/A-18, trực thăng Black Hawk và máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Báo cáo không nói rõ khi nào và bằng cách nào mà các thiết kế bị thâm nhập và các tác giả của báo cáo không trực tiếp cáo cuộc chính phủ Trung Quốc âm mưu đánh cắp thông tin.
Nhưng các nguồn tin quốc phòng cấp cao đã thẳng thắn tố cáo Bắc Kinh, nói với tờ Washington Post rằng các vi phạm an ninh là một phần trong "chiến dịch gián điệp rộng hơn của Trung Quốc nhằm vào các nhà thầu quốc phòng và các tổ chức chính phủ Mỹ".
Theo Washington Post, những thông tin đó không chỉ giúp Trung Quốc đẩy mạnh việc phát triển các hệ thống vũ khí của riêng mình, mà còn giúp nước này có lợi thế trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Mỹ.
Mark Stokes, giám đốc điều hành Viện Project 2049, một tổ chức cố vấn chuyên về các vấn đề châu Á, miêu tả danh sách các hệ thống bị ảnh hưởng là "gây sốc".
"Chúng là những hệ thống vũ khí rất quan trọng, quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Khi tôi nhìn thấy con số này, tôi bị giật mình", ông Stockes nói.
Còn một quan chức quân đội cấp cao giấu tên nói: "Đây là hàng tỷ đôla lợi thế vũ khí cho Trung Quốc. Họ đã tiết kiệm 25 năm nghiên cứu và phát triển. Thật điên rồ".
Hồi tháng 3, Thomas Donilon, cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói rằng các vụ xâm nhập trên mạng đã lên tới quy mô chưa từng thấy và công khai kêu gọi Bắc Kinh "thực hiện các bước đi nghiêm túc nhằm điều tra" cáo buộc về các vụ tấn công lợi ích của Mỹ.
Trong khi đó, truyền thông Australia ngày 27/5 đưa tin, các hacker Trung Quốc đã đánh cắp bản vẽ trụ sở mới của cơ quan tình báo Australia.
Trung Quốc luôn khăng khăng bác bỏ việc liên quan tới các vụ tấn công mạng nhằm vào các chính phủ và công ty nước ngoài.
Theo Dantri
Nga điều khẩn cấp 4 trung đoàn tên lửa S-300 Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 4 trung đoàn tên lửa phòng không S-300 đã được triển khai khẩn cấp tại khu vực trường bắn Ashuluk ở miền nam nước này. Các trung đoàn tên lửa phòng không S-300 đã được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự và được thả xuống khu vực trường bắn Ashuluk ở miền nam nước...