Nga, Saudi Arabia thúc đẩy Syria sớm triển khai Ủy ban Hiến pháp
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva và Riyadh nhất trí cần triển khai Ủy ban Hiến pháp Syria càng sớm càng tốt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo chung với người đồng cấp Kuwait Sabah Al-Khalid Al-Sabah, ông Lavrov nêu rõ Saudi Arabia cũng như Kuwait coi việc hoàn tất quy trình thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria càng sớm càng tốt là điều quan trọng, chấm dứt việc tìm lý do làm chậm quá trình này.
Video đang HOT
Ngày 4/3 vừa qua, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại Saudi Arabia Adel Al-Jubeir đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Riyadh. Hai quan chức đã tiến hành hội đàm về một loạt vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có tình hình tại Syria. Ông Al-Jubeir khẳng định rằng Saudi Arabia cam kết ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở quốc gia Arab này. Về phần mình, ông Lavrov cho biết Nga đang giúp đỡ các đảng phái chính trị Syria thành lập một ủy ban hiến pháp nhưng chính người dân Syria sẽ quyết định hệ thống chính trị của họ. Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Lavrov đã đến thủ đô Riyadh, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du vùng Vịnh sau Doha. Ông Lavrov cũng đến thăm Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong chuyến thăm này.
Việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria đã được nhất trí tại Đại hội Đối thoại dân tộc Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ở thành phố Sochi của Nga hồi tháng 1/2018. Sự ra đời của ủy ban này được cho là sẽ đóng góp lớn cho tiến trình hòa bình do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong tương lai. Ủy ban hiến pháp Syria được LHQ hậu thuẫn dự kiến gồm 150 thành viên, chia đều thành 3 nhóm – một nhóm do chính phủ lựa chọn, nhóm thứ hai do phe đối lập chọn và nhóm thứ ba do đặc phái viên LHQ về Syria chọn.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Theo Tintuc
Saudi Arabia hướng tới việc gia nhập câu lạc bộ năng lượng hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/11, truyền thông Trung Đông đưa tin, Saudi Arabia đã tiến hành những bước đi đầu tiên để hướng tới việc gia nhập câu lạc bộ năng lượng hạt nhân toàn cầu khi Thái tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz công bố những chương trình cải cách đầy tham vọng, "đặt nền móng" cho việc triển khai 7 dự án chiến lược mới, trong đó có một lò phản ứng hạt nhân.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: WSJ)
Tuần báo The Arab Weekly dẫn một tuyên bố chính thức nêu rõ những dự án này sẽ bao gồm các lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng nguyên tử, khử muối nước biển-giải pháp cho vấn đề thiếu nước sạch của Saudi Arabia, dược phẩm và ngành công nghiệp chế tạo máy bay tại thành phố Quốc vương Abdulaziz.
Theo kênh truyền hình Al Arabiya, trong số các dự án chiến lược mới của Saudi Arabia có dự án xây dựng một lò phản ứng hạt nhân phục vụ mục đích nghiên cứu đầu tiên và một trung tâm để đưa Vương quốc Hồi giáo này trở nhà sản xuất máy bay lớn nhất ở khu vực Trung Đông. Cơ sở hạt nhân trên ở Saudi Arabia sẽ được thiết kế để "phát triển ngành công nghiệp hạt nhân và chuyên phục vụ mục đích nghiên cứu."
Ngoài ra, trong các mục tiêu triển khai dự án của chính quyền Riyadh có hạng mục xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng hạt nhân. Lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019. Những mục tiêu dài hạn của Saudi Arabia là sẽ xây dựng khoảng 16 lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tới với chi phí ước tính lên tới 80 tỷ USD. Những dự án nêu trên phù hợp với định hướng phát triển đất nước được đề cập trong "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030"-một chương trình cải cách kinh tế nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của Saudi Arabia và giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực dầu khí của nước này.
Còn theo hãng tin Bloomberg, Saudi Arabia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân với Pháp, Nga và Hàn Quốc. Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai một nhà điện năng lượng mặt trời có công suất 1,8 gigawatt (GW) ở quốc gia Trung Đông này với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhà chức trách Riyadh đang nỗ lực thúc đẩy thực hiện "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030" nhằm tái cơ cấu nền kinh tế để tránh phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu dầu thô. Thông qua các dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai, cũng như các giải pháp, chính sách đa dạng hóa được đưa ra trong thời gian vừa qua cho thấy Saudi Arabia muốn tìm kiếm động lực phát triển lâu dài và bền vững cho nền kinh tế nước này. Hiện xuất khẩu dầu thô vẫn đang chiếm tới 70% nguồn thu ngân sách của Saudi Arabia./
Theo vietnamplus
Tổng thống Putin ra lệnh phát triển 2 hệ thống tên lửa mới Nga sẽ phát triển 2 hệ thống tên lửa mới phóng tự mặt đất trước năm 2021 để đáp trả quyết định của Mỹ rời khỏi một hiệp định kiểm soát vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết hôm 5-2. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vào cuối tuần qua rằng Nga đình chỉ Hiệp ước Lực lượng...