Nga sắp tung ra hệ thống trinh sát điện tử có khả năng giám sát toàn cầu
Các chuyên gia quân sự tin rằng giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất chỉ cần tới 6-8 hệ thống trinh sát Liana.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã xác nhận Bộ này sẽ tiếp tục phát triển Hệ thống trinh sát điện tử (ELINT) Liana sử dụng vệ tinh Lotos-S. Dự kiến hoàn thành trong năm nay, hệ thống này sẽ cải thiện đáng kể khả năng tình báo điện tử không gian của Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao, Bộ trưởng Shoigu cho hay Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống trinh sát Liana với việc sử dụng vệ tinh Lotos-S và Pion-NKS.
Khi hoàn thiện, cụm vệ tinh sẽ thay thế vệ tinh tình báo điện tử Tselina (ELINT) thời Liên Xô, và tạo ra một hệ thông ELINT nâng cấp sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Ông Shoigu cũng nói thêm việc xây dựng và vận hành nhóm vệ tinh mà hệ thống này yêu cầu sẽ là một ưu tiên của chính phủ.
Mạng lưới Liana sẽ xác định vị trí phát tín hiệu vô tuyến mặt đất từ cả các vật thể tĩnh và di chuyển với các kích cỡ khác nhau, từ các cơ sở mặt đất và trên biển cho tới các phương tiện và tàu đối phương.
Theo các chuyên gia quân sự, vệ tinh Lotos-S của hệ thống trinh sát sẽ được giao nhiệm vụ giám sát mặt đất, trong khi các vệ tinh Pion-NKS chuyên nhiệm giám sát vùng biển.
Liana là hệ thống trinh sát không gian và nhắm mục tiêu thế hệ thứ hai của Nga. Dự án phát triển Liana bắt đầu từ đầu những năm 1990, ngay trước khi Liên Xô tan rã.
Video đang HOT
Hệ thống tiền nhiệm của Liana là Legenda, hệ thống được xây dựng thời Chiến tranh Lạnh, trong đó sử dụng mạng lưới tình báo tín hiệu US-P (SIGINT) và các vệ tinh US-A ELINT.
Legenda được thiết kế như một hệ thống do thám cho tên lửa hạt nhân và chống tàu của Liên Xô nhằm mục tiêu vào các tàu sân bay của Mỹ, của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các hạm đội.
Hệ thống trinh sát Liana được bắt đầu phát triển trong giai đoạn khó khăn sau sự sụp đổ của Liên Xô. Dự án Liana bắt đầu năm 1993, nhưng các vệ tinh Lotos-S và Pion-NKS đầu tiên dành cho hệ thống mới Liana tới giai đoạn năm 2009-2014 mới bắt đầu khởi động.
So sánh với hệ thống tiền nhiệm, thiết kế của các vệ tinh của Liana có quỹ đạo hoạt động cao hơn (Legenda chỉ 250km trong khi Liana có quỹ đạo 1.000km).
Điều này đồng nghĩa Liana có tầm quét mở rộng, và vòng đời được cải thiện. Các vệ tinh mới cũng sử dụng các tấm pin mặt trời thay vì các lò phản ứng hạt nhân.
Đầu năm nay, một nguồn tin quân sự Nga tiết lộ rằng mạng lưới Liana được thiết kế để kiểm soát vị trí và chuyển động của các tàu ngầm đóng tại các vùng biển gần đường bờ biển của Nga. Với mục đích này, có các kế hoạch để tạo ra một mạng lưới các thành phần sonar chủ động và bị động được lắp đặt trên các neo gần bờ biển.
Những hệ thống này sẽ thu thập dữ liệu trước khi chuyển nó vào hệ thống Liana, sau đó sẽ truyền lại thông tin để kiểm soát mạng lưới nhằm giám sát và nhắm mục tiêu.
Các chuyên gia quân sự tin rằng giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất cần tới 6-8 hệ thống như vậy.
(Theo Soha News)
Chuyên gia "chấm điểm" sức mạnh hạm đội ngầm của Hải quân Việt Nam
Chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) - tàu cuối cùng trong lô 6 chiếc cùng loại mà Việt Nam đặt mua từ Nga sắp cập cảng Cam Ranh.
Trong thành phần Hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm thứ 6 được đặt tên là Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hãng tin Nga Sputnik dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin cho biết, việc thành lập hạm đội ngầm là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam: "Bất kỳ quốc gia ven biển đối mặt với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nếu không có hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm giúp giải quyết nhiều nhiệm vụ mà các tàu mặt nước không thể giải quyết nổi. Tàu mặt nước dễ bị phát hiện từ máy bay, UAV, từ vũ trụ. Trên thực tế, tàu ngầm ở độ sâu hơn 50 mét không thể bị phát hiện bằng các phương tiện quan sát với dụng cụ quang học".
Các tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam gồm: "Hà Nội", "Hồ Chí Minh", "Hải Phòng", "Khánh Hòa", "Đà Nẵng" và "Bà Rịa-Vũng Tàu" - có thể lặn sâu tối đa 300 mét và di chuyển với tốc độ lên đến 20 hải lý/giờ (37 km/giờ).
Nếu so với các loại tàu ngầm khác trên thế giới, tiếng ồn của tàu Varshavyanka phát ra rất thấp, giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar.
Tàu ngầm lớp này có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia phương Tây gọi tàu ngầm lớp Varshavyanka là "hố đen trong đại dương".
Bên cạnh đó, tàu lớp này có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.
Tàu lớp Varshavyanka có thể được sử dụng chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để bảo vệ các căn cứ hải quân, các đường liên lạc trên biển và ven biển của mình, cho hoạt động tình báo để thu thập bí mật các thông tin từ hệ thống thông tin liên lạc của đối phương.
Theo chuyên gia Nga, lợi thế của các tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là chúng mang theo không chỉ các ngư lôi và mìn mà còn hệ thống tên lửa Kalibr phiên bản mới nhất (nổi tiếng với tên xuất khẩu là Club).
Tên lửa Kalibr với tầm bắn 300 km sau khi được phóng bay với tốc độ cận âm. Khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến 1 km/giây, tức là gấp ba lần tốc độ của âm thanh. Tên lửa tiếp cận mục tiêu ở độ cao 5-10 mét, khiến cho nó trở thành bất khả xâm phạm đối với các hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Tàu ngầm dài 74 mét, rộng 10 mét, thủy thủ đoàn 52 người, có thể vận hành độc lập một tháng rưỡi - điều đó là đặc biệt quan trọng.
Chuyên gia Nga cho biết: "Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển, hải đảo và các giàn khoan dầu khí của mình".
(Theo Cổng TTĐT Chính Phủ)
Thách thức TQ, lực lượng vũ trang 226 năm của Mỹ muốn "triển khai dài hạn" ở biển Đông Sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống ngày 20/1 tới, Mỹ có khả năng triển khai thường trực lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này ở khu vực biển Đông. Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, Đô đốc Paul Zukunft, trả lời phỏng vấn tạp chí Breaking Defense (Mỹ) hôm 2/1 cho hay, ông đã thảo...