Nga sắp khai thác uranium, chiết xuất ‘bánh vàng’ ở châu Phi
Tập đoàn Rosatom của Nga sẽ khai thác uranium ở Namibia và chiết xuất “ bánh vàng” ở Tanzania.
Nga tiết lộ dự án năng lượng hạt nhân ở châu Phi. Ảnh: Getty Images
Công ty năng lượng hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga có kế hoạch bắt đầu khai thác uranium ở Namibia vào năm 2029, theo thông tin của Rosatom với hãng tin RIA Novosti trong tuần này.
Số tiền đầu tư vào dự án sẽ lên tới 500 triệu USD, trong khi sản lượng uranium dự kiến đạt 3.000 tấn mỗi năm.
Rosatom cho biết: “Chúng tôi dự định hoàn thành công việc thăm dò vào năm 2026 và bắt đầu khai thác uranium vào năm 2029 với thời gian khai thác hơn 25 năm”.
Việc thăm dò các mỏ uranium ở Namibia sẽ được thực hiện bởi Headspring Investments, một nhánh của công ty khai thác uranium quốc tế Uranium One Group, cũng thuộc Rosatom.
Video đang HOT
Công ty tiết lộ rằng một mỏ lớn đã được phát hiện trong quá trình thăm dò gần đây ở quốc gia tây nam châu Phi, nơi tập trung 7% trữ lượng uranium của thế giới.
Dự án sẽ tạo ra việc làm mới trong khu vực và sử dụng trực tiếp tới 600 người, đồng thời thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Namibia thêm 1-2%.
Rosatom cũng cho hay họ dự kiến sẽ bắt đầu khai thác và chế biến thí điểm quặng uranium ở Tanzania vào năm 2023-2025.
“Tại Tanzania, Rosatom đang thực hiện dự án sông Mkuju với mỏ Nyota, một trong những mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng tài nguyên 152 triệu tấn quặng”, công ty hạt nhân Nga cho biết.
Ở giai đoạn thử nghiệm, Rosatom tiết lộ họ sẽ chiết xuất 5 tấn bột uranium cô đặc được gọi là “bánh vàng”, với công suất dự kiến là 3.000 tấn mỗi năm.
“Bánh vàng” (Yellowcake – còn được gọi là urania) là một loại bột cô đặc uranium thu được từ các dung dịch lọc, trong một bước trung gian trong chế biến quặng urani. Đây là một bước trong quá trình chế biến uranium sau khi được khai thác nhưng trước khi chế tạo nhiên liệu hoặc làm giàu uranium. Chất cô đặc màu vàng được điều chế bằng nhiều phương pháp chiết và tinh chế khác nhau, tùy thuộc vào loại quặng. Thông thường, bánh vàng thu được thông qua quá trình xay và xử lý hóa học quặng urani tạo thành một loại bột thô có mùi hăng, không tan trong nước và chứa khoảng 80% urani oxide, nóng chảy ở khoảng 2880 C.
“Bánh vàng” được sử dụng để điều chế nhiên liệu uranium cho các lò phản ứng hạt nhân, được nung chảy thành urani oxide tinh khiết để dùng trong các thanh nhiên liệu cho lò phản ứng nước nặng và các hệ thống khác sử dụng uranium không được làm giàu tự nhiên.
Năm 2022, Rosatom đã khai thác gần 7.000 tấn uranium, trong đó khoảng 4.500 tấn được khai thác bởi Uranium One Group.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, Mỹ hiện vẫn đang phụ thuộc vào Moskva về nguồn uranium nhập khẩu.
Theo đài Sputnik (Nga), các công ty Mỹ đã mua lượng uranium được làm giàu của Nga trị giá khoảng 1 tỷ USD trong năm qua. Mỹ có mạng lưới gần 60 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên hơn 20 bang, cung cấp tới 1/5 lượng điện năng và khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng của cả nước.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng việc Mỹ tiếp tục mua mặt hàng này chính là do Washington thiếu khả năng chuyển đổi và làm giàu uranium ở trong nước, trong khi tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga là nhà xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân chính trên toàn cầu.
Mặc dù Nga chỉ khai thác khoảng 6% lượng uranium của thế giới, nhưng nước này kiểm soát khoảng 40% thị trường chuyển đổi uranium và 46% tổng công suất làm giàu uranium toàn cầu.
Mỹ duyệt 2 thương vụ quân sự cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29-6 cho biết đã duyệt bán số đạn dược và hỗ trợ hậu cần trị giá lên tới 440 triệu USD cho Đài Loan, hãng AFP đưa tin.
Trong một thông báo trước Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ bán 332,2 triệu USD đạn dược 30 mm và các thiết bị liên quan cho Đài Loan và 108 triệu USD phụ tùng thay thế và sửa chữa các phương tiện có bánh và vũ khí.
Theo bộ này, việc bán vũ khí sẽ giúp hòn đảo "duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy" nhưng "sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực". Thỏa thuận mua bán "sẽ giúp cải thiện an ninh của bên nhận và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến bộ kinh tế trong khu vực", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Các nhà thầu chính sẽ là hai công ty Mỹ Alliant Techsystems Operations và General Dynamics, hãng Reuters dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc.
Phía Trung Quốc hiện chưa có bất kỳ phản ứng nào về thông tin trên.
Thương vụ này có quy mô tương đối nhỏ và không mở rộng phạm vi vũ khí của Mỹ bán cho Đài Loan nhưng nó lại diễn ra khi Washington và Bắc Kinh đang có những bước đi làm ấm quan hệ song phương. Quốc hội Mỹ có quyền bác bỏ thương vụ song khả năng này lại khó xảy ra, theo AFP.
Mỹ, Hà Lan sắp ban hành các quy định hạn chế xuất khẩu thiết bị chip Mỹ và Hà Lan dự kiến sẽ ban hành cùng lúc các quy định hạn chế bán thiết bị sản xuất chip cho các nhà sản xuất chip của Trung Quốc trong mùa Hè này. Ảnh minh họa: Bloomberg Chính phủ Hà Lan dự định sẽ công bố các quy định mới trong ngày 30/6, trong đó có một quy định yêu cầu...