Nga sắp hồi sinh “kẻ hủy diệt” Su-37?
Pakistan mới đây bày tỏ sự quan tâm đến tiêm kích hạng nặng Su-37 của Nga và rất có thể, Islamabad sẽ chi tiền để hãng Sukhoi khôi phục chương trình phát triển “ kẻ hủy diệt” Su-37.
Nga có thể khôi phục chương trình “kẻ hủy diệt” Su-37 nếu được Pakistan hỗ trợ tín dụng.
Lãnh đạo cấp cao của Tổ chức Xúc tiến Xuất khẩu Quốc phòng Pakistan, Qadir Khan mới đây phát biểu trên Sputnik: “Pakistan đang đàm phán với Nga về thương vụ Su-35 và Su-37. Cả hai bên đang ở giai đoạn đầu”.
Không loại trừ khả năng nếu được Pakistan cấp tín dụng tài trợ, “Kẻ hủy diệt” Su-37 sẽ được hồi sinh để trở thành đối thủ đáng sợ nhất của chiến đấu Su-30MKI mà Ấn Độ sở hữu.
Chiến đấu cơ Su-37 Teminator (Kẻ hủy diệt) là loại tiêm kích đa năng hạng nặng siêu cơ động, được hãng Sukhoi phát triển từ năm 1990. Su-37 lần đầu tiên cất cánh thử nghiệm vào ngày 2.4.1996.
Việc Nga đứng trước nhiều khó khăn về tài chính sau khi Liên Xô sụp đổ, cùng với vụ tai nạn của một trong hai nguyên mẫu Su-37, trong cuộc bay thử nghiệm vào năm 2002 là nguyên nhân khiến Moscow đình chỉ dự án này vô thời hạn.
Video đang HOT
Theo ông Qadir Khan, phái đoàn Bộ Quốc phòng Pakistan đến triển lãm quân sự Nga Army 2016 bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, những người đánh giá khả năng của các chiến đấu cơ và trực thăng Nga tiềm năng.
“Chúng tôi đã sở hữu trực thăng vận tải Mi-17 và chúng tôi muốn mua trực thăng Mi-35 trong tương lai gần”, ông Qadir Khan nói, bên cạnh mối quan tâm đến chiến đấu cơ Su-35, Su-37.
Triển lãm quân sự Nga Army 2016 do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, diễn ra từ ngày 5.9 đến hết ngày 11.9. Triển lãm được tổ chức tại Công viên Ái quốc ở Kubinka, gần Moscow và một số khu vực thuộc đơn vị quân sự Nga.
Triển lãm có sự tham dự của các đại diện đến từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga, chuyên gia nghiên cứu, đại diện các trường đại học và các công ty nước ngoài. Sự kiện cũng bao gồm các cuộc họp, thảo luận bàn tròn về sự phát triển công nghệ quân sự trong tương lai.
Theo Đăng Nguyễn – Sputnik (Dân Việt)
Chuyên gia: Triệu năm F-35 Mỹ không thể thắng Su-35 Nga
Tiêu tốn 1.000 tỷ USD để phát triển F-35 nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ "một triệu năm tới" cũng không thể chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Su-35 của Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Business Insider, chuyên gia Justin Bronk, đến từ Viên nghiên cưu Royal United Services (RUSI) ở London (Anh) đã thẳng thừng chỉ trích chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 lên tới 1000 tỷ USD của Mỹ.
"F-35 không thể chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với Su-35 của Nga, không bao giờ trong một triệu năm tới", ông Justin Bronk nhận định.
Ngay từ giai đoạn đầu phát triển chương trình F-35, một số báo cáo cho rằng khả năng không chiến của siêu tiêm kích thế hệ 5 thậm chí còn thua cả F-16. Trong khi F-35 là chiến đấu cơ hiện đại, được kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16 vốn đã lỗi thời.
Sau đó, một số thiếu sót đã được khắc phục nhưng trọng tâm của F-35 tập trung vào tính năng tàng hình và không chiến không phải là thế mạnh của máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF).
Với lý do như vậy, các máy bay thế hệ cũ như Eurofighter Typhoon hay Sukhoi Su-35 gần như chắc chắn sẽ vượt trội và phá hủy chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần. "Chiến đấu cơ Typhoon và Su-35 hiệu quả hơn so với F-35 khi tăng tốc truy kích, kể cả khi bay thẳng đứng. Đồng thời, Su-35 được đánh giá là cơ động hơn nhiều", ông Bronk giải thích.
Su-35 đạt tốc độ tối đa 2.500 km/giờ, nhanh hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 - F-35 của Mỹ (1.930 km/giờ). Chiến đấu cơ thế hệ 4 phổ biến nhất hiện nay F-16 của Mỹ cũng thua Su-35 về chỉ số này.
Không chiến không phải là thế mạnh của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Để có thể đảm bảo khả năng tàng hình hiệu quả, F-35 được thiết kế với phần cánh nhỏ hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng không chiến.
Không chỉ vậy, F-35 cũng không thể mang theo nhiều vũ khí do giới hạn trong thiết kế. "Typhoon và Su-35 có thể mang theo lượng tên lửa lớn hơn nhiều so với F-35 ở điều kiện chiến đấu bình thường. Nói cách khác, ở cự ly gần, các máy bay chiến đấu này có số lượng tên lửa tầm nhiệt sẵn sàng khai hỏa gấp đôi đối phương", ông Bonk nói.
Điểm yếu của F-35 cũng là điều mà Không quân Mỹ đã lường trước. Bởi quân đội Mỹ chấp nhận hy sinh khả năng không chiến để nâng cao tính năng tàng hình và cảnh báo sớm. Mục đích của F-35 là theo dõi máy bay đối phương từ ngoài khả năng quan sát và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa hiện đại.
Theo ông Bronk, cả Su-35 hay chiếc Typhoon đều không thể phát hiện được F-35 trừ khi tiếp cận đối phương ở cự ly gần. Với lợi thế của máy bay chiến đấu thế hệ 5, F-35 cần "né tránh đối phương và chủ động tấn công ở thời điểm thích hợp".
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider (Dân Việt)
Bất ngờ phiên bản MiG-21 đầu tiên của KQND Việt Nam Hóa ra không phải MiG-21F-13 mà MiG-21PF (F-76) mới là phiên bản tiêm kích MiG-21 đầu tiên được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Bấy lâu nay, không ít người khi tìm hiểu về lịch sự tham chiến của tiêm kích MiG-21 ở Việt Nam chắc sẽ cho tưởng rằng MiG-21F-13 (phiên bản sản xuất hàng loạt số lượng lớn của MiG-21)...