Nga sắp hạ thủy thêm 2 tàu ngầm sản xuất cho Việt Nam
Theo hãng thống tấn Mỹ UPI ngày 23/8 trích nguồn từ hãng tin Nga RIA Novosti, xưởng đóng tàu Admiralty của Nga ở thành phố St. Petersburg vừa cho biết, từ nay đến cuối tháng, họ sẽ hạ thủy chiếc tầu ngầm Kilo thứ ba mà Việt Nam đặt mua.
Thông tin được đưa ra trong thời gian Mátxcơva gần đây đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho Việt Nam.
Theo Ria Novosti, chiếc tàu ngầm sắp được hạ thủy trong tháng 8 này nằm trong số 6 tầu ngầm lớp Varshavyanka (Dự Án 636) mà hợp đồng đặt mua trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được hai bên ký kết vào năm 2009, nhân chuyến công du vào lúc ấy của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Không chỉ thế, ngay sau chiếc tàu ngầm thứ ba vừa kể, nhà máy đóng tàu Nga còn cho biết là chiếc tàu ngầm thứ tư cũng sẽ được cho hạ thủy vào tháng 11 tới đây.
Ria Novosti cho hay, tàu ngầm lớp Varshavyanka, với công nghệ tàng hình tiên tiến hơn, và thời gian tham chiến dài hơn, là phiên bản nâng cấp của “người tiền nhiệm”, tàu ngầm lớp Kilo. Hải quân Mỹ gọi đây là tàu ngầm diesel-điện “lỗ đen” bởi tàu gần như không bị phát hiện mỗi khi trồi lên mặt nước nhờ công nghệ tàng hình vượt trội.
Một thông báo của cơ quan Công nghệ-Hải quân Nga hồi tháng 8 năm ngoái cho biết các tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể hoạt động trong tầm xa 640km và có thể tuần tra trong 45 ngày. Tàu loại này có sức chứa 52 thủy thủ và được trang bị ống ngư lôi 533mm, tên lửa hành trình Kalibr 3M54, do Cục thiết kế Novator của Nga phát triển. Tốc độ tối đa của tàu ngầm là 20 hải lý và lặn sâu khoảng 300m.
Bên cạnh đó, nhà chế tạo tàu ngầm của Nga đã xác định rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này, đã hoàn tất các chuyến đi thử nghiệm 100 ngày ngoài biển khơi vào tháng trước và sẽ chính thức được giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 sắp tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam đã đến Nga để được huấn luyện ngay trên chiếc tàu này vào tháng 4 vừa qua.
Video đang HOT
Trung tuần tháng này, theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chiếc tàu ngầm thứ hai cũng đã được hoàn tất và sẽ được đưa về Việt Nam qua ngả châu Phi.
Việt Nam dự định sẽ lần lượt đặt tên các tàu ngầm theo các tỉnh thành ven biển trong nước. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội, chiếc thứ hai được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Các chiếc tàu còn lại lần lượt mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sau một thời gian gặp chậm trễ trong việc giao chiếc tàu ngầm thứ nhất cho Việt Nam, từng được lên kế hoạch là vào cuối năm ngoái, hãng đóng tàu Admiralty của Nga có vẻ như đang tăng tốc thực hiện hợp đồng. Theo RIA Novosti, phía Nga lần này dự kiến sẽ giao chiếc tàu ngầm cuối cùng cho Việt Nam vào năm 2016.
Nếu thời điểm nói trên được tôn trọng, thì rõ ràng là tiến trình cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã được hoàn tất hai năm sớm hơn dự định. Khi ký kết hợp đồng vào năm 2009, thời điểm giao hàng đầy đủ từng được ấn định vào năm 2018, với chiếc đầu tiên được giao vào năm 2014.
Hãng AFP ngày 20/8 vừa qua dẫn nguồn Ria Novosti cho biết, Việt Namcũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt.
Theo Dantri
Ba lý do đằng sau thảm kịch tàu ngầm Ấn Độ
Ấn Độ đã ra lệnh xem xét lại hệ thống an toàn vũ khí của tàu ngầm INS Sindhurakshak, sau khi điều tra ban đầu cho thấy vũ khí trên tàu có thể đóng một vai trò quan trọng trong vụ nổ hôm 14/8 tại Mumbai làm 18 thủy thủ thiệt mạng.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, có 3 lý do có thể dẫn đến thảm kịch này.
Các thợ lặn hải quân đang đứng trên phần nổi của tàu ngầm INS Indhurakshak trong lúc chuẩn bị lặn để tìm kiếm các thủy thủ mất tích sau vụ nổ tàu ngày 14/8. Ảnh: Reuters.
Thứ nhất: Phá hoại hoặc tấn công khủng bố
INS Sindhurakshak bị nổ và chìm vào đêm trước ngày Độc lập của Ấn Độ. Nguyên nhân này hầu như đã khuấy động một cuộc thảo luận về khả năng là một cuộc tấn công khủng bố. Về mặt lý thuyết, những kẻ cực đoan có thể đã lên kế hoạch để thực hiện một "hành động phá hoại mang tính biểu tượng" trước ngày lễ quốc gia.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Ấn Độ và phần lớn các chuyên gia nước này bác bỏ khả năng trên vì cho rằng khu vực cảng và tàu ngầm đã được bảo vệ một cách nghiêm ngặt 24/24 và một âm mưu phải được tổ chức rất tốt mới có thể thực hiện hành động phá hoại.
Thứ hai: Lỗi kỹ thuật và khiếm khuyết trong thiết kế
Tàu INS Sindhurakshak được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralteiskue tại St Petersburg (Nga) năm 1995. Hai năm sau đó, nó đã được bàn giao cho Ấn Độ. Cuối năm 2012, nó đã được sửa chữa và đã được nâng cấp tại Trung tâm đóng tàu Zvezdochka ở Severodvinsk, nchuyên sửa chữa các tàu ngầm dự án 877 ( tàu ngầm INS Sindhurakshak thuộc dự án 877).
Sau đó, chiếc tàu này đã cơ động hơn 10.000 hải lý (18.000 km) khi trở về cảng Mumbai. Nó đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến đấu và theo truyền thông Ấn Độ, đêm trước khi xảy ra tai nạn, Sindhurakshak đã hoàn tất công tác chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
Tuy nhiên, một quan chức tại Trung tâm đóng tàu Zvezdochka, cho hay các chuyên gia Nga đã đến kiểm tra vào đêm xảy ra tai nạn, và qua sự giám sát của họ, tất cả các hệ thống của tàu đều có thể hoạt động bình thường.
Thứ ba: Yếu tố con người - vi phạm các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn kỹ thuật
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga, Thiếu tướng Hải quân Parambir Singh Bawa cho rằng lý do của vụ tai nạn là do nổ khí hydro. Một số tờ nhật báo Ấn Độ cho biết có ba vụ nổ trên tàu tàu ngầm: Ban đầu, một vụ nổ nhỏ và sau đó hai vụ nổ lớn xảy ra, gây cháy và chìm tàu. Có ý kiến cho rằng tiếng nổ ban đầu là do hydro phát nổ, hai tiếng nổ sau là do nổ đạn.
Các chuyên gia đang thảo luận về hành vi vi phạm của thủy thủ đoàn trong thời gian nạp ắc quy cho tàu ngầm: Hydro thoát ra trong quá trình sạc, khi nồng độ tăng lên, một hỗn hợp chất nổ lớn được hình thành trong không khí. Trong trường hợp này, tàu ngầm được trang bị một bình hút khí hydro nhằm mục đích vô hiệu hóa những mối đe dọa từ việc nổ khí.
Trong khi đó, theo một số tờ nhật báo Ấn Độ, một thủy thủ có thể đã gây ra chập điện dẫn đến vụ nổ trên tàu ngầm.
Ngoài ra, phát biểu tại Quốc hội Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony nói rằng cuộc điều tra sơ bộ cho thấy vụ nổ trên tàu ngầm INS Sindhurakshak là do "sự phát lửa" của vũ khí.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra lệnh kiểm tra hệ thống an ninh của tất cả các tàu ngầm Hải quân Ấn Độ. Theo một số chuyên gia trong nước, nếu một đầu đạn hạt nhân nổ thực sự thì phần phía trước của tàu ngầm đã bị phá hủy hoàn toàn vì một đầu đạn hạt nhân tên lửa chống tàu Club chứa 400 kg thuốc nổ cực mạnh. Hầu như toàn bộ thân tàu sẽ bị phá hủy và nó sẽ không thể sửa chữa.
Theo Dantri
Hạm đội tàu ngầm cũ kỹ và xuống cấp của hải quân Ấn Độ Vụ nổ trên tàu ngầm INS Sindhurakshak sáng ngày 14/8 tại một xưởng đóng tàu ở Mumbai được xem là bước lùi lớn đối với hải quân Ấn Độ, vốn đang phải vận hành một đội tàu ngầm cũ kỹ và bị xuống cấp. Tàu ngầm INS Sindhurakshak của hải quân Ấn Độ. Thảm kịch đối với tàu ngầm INS Sindhurakshak hôm qua...