Nga sắp đưa “sát thủ diệt lá chắn tên lửa đạn đạo” vào biên chế
Các hệ thống lá chắn phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Mỹ sắp phải đối mặt với một đối thủ rất nặng ký, khi quân đội Nga tuyên bố sắp đưa vào biên chế loại tên lửa có thể vượt mọi hệ thống đánh chặn.
Quân đội Nga đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng tên lửa
Hệ thống tên lửa mới nhất của Nga có tên RS-26, được mệnh danh là “sát thủ diệt hệ thống phòng thủ chống tên lửa”, dự kiến sẽ được đưa vào biên chế trong vòng chưa đầy 2 năm nữa, Trung tướng Sergey Karakayev, tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục chương trình thử nghiệm RS-26 với dự kiến hoàn thành nó trong năm tới, và tên lửa sẽ được đưa vào phục vụ chiến đấu năm 2016″, Trung tướng Sergey Karakayev phát biểu với hãng tin RIA Novosti.
Hiện tại hầu như không có bất kỳ thông tin nào về hệ thống tên lửa mới này, bởi chúng được phát triển trong bí mật. Dù vậy, theo nguồn tin này, RS-26 là một tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, trang bị đầu đạn tách rời và được phóng từ một bệ phóng di động.
Video đang HOT
Tên lửa được thiết kế bởi Viện công nghệ nhiệt Mátxcơva, dưới tên mã Rubezh (Biên giới), hoặc Avangard (Tiên phong).
Trước đây, phó thủ tướng Nga phụ trách quốc phòng Dmitry Rogozin đã tuyên bố RS-26 là “sát thủ diệt hệ thống phòng thủ chống tên lửa”.
“Không có một loại hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ hiện tại cũng như trong tương lai có khả năng ngăn chặn loại tên lửa này đánh trúng mục tiêu”, Rogozin chia sẻ.
Theo RIA Novosti, RS-26 đã từng được thử nghiệm 4 lần, trong đó có 3 lần thành công. Dù vậy không có thông tin chính thức nào về bất kỳ vụ thử tên lửa RS-26 sau năm 2013.
Karakayev cũng tiết lộ việc phát triển một loại tên lửa hạng nặng phóng từ hầm tên lửa, có tên Sarmat. Dự kiến tên lửa đạn đạo này sẽ được hoàn thành trước 2020.
“Loại tên lửa hạng nặng này sẽ được triển khai tại Uzhur thuộc vùng Krasnoyarsk, và Dombarovsky tại vùng Orenburg”, vị Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược nói.
Sarmat có trọng lượng khoảng 100 tấn và tầm hoạt động khoảng 5500 km. Đây sẽ là phiên bản thay thế cho tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hiện có của Nga.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ RT
Phó Thủ tướng Nga: hợp đồng Mistral là một sai lầm
Bình luận về thương vụ Mistral, ông Rogozin tuần trước đã nói rằng, hợp đồng Mistral là một sai lầm.
Trên trang Twitter của mình, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, Nga sẽ không còn dựa vào các hợp đồng với nước ngoài để xây dựng hạm đội hải quân của mình.
"Chúng ta sẽ xây dựng đội tàu của chính mình và chỉ ở nước ta", ông Rogozin - Phó trưởng ban Công nghiệp - Quân sự Nga viết trên Twitter.
Tuyên bố không chính thức này được đưa ra chỉ 2 tuần sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng sẽ tạm hoãn thời gian bàn giao tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral với lý do là vấn đề Ukraine.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.
Bình luận về thương vụ Mistral, ông Rogozin tuần trước đã nói rằng, hợp đồng Mistral là một sai lầm và "nêu bật các vấn đề phụ thuộc kĩ thuật quân sự (của Nga) vào một quốc gia khác".
Nga và Pháp đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD mua 2 tàu đổ bộ lớn Mistral vào tháng 6/2011. Việc bàn giao chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok dự kiến vào ngày 14/11 nhưng nó đã không diễn ra. Đây được xem là hợp đồng lớn nhất từng được kí kết giữa Nga và Pháp trong lĩnh vực hợp tác kĩ thuật - quân sự.Hôm thứ 2 (8/12), trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Yuri Ushakov tuyên bố, Pháp chỉ có 2 lựa chọn: một là bàn giao tàu và hai là phải bồi thường hợp đồng.
Hoàng Lê
Theo NTD
Pháp: Ukraine chưa yên ổn thì Nga đừng mong nhận Mistral Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết, nếu tình hình Ukraine chưa trở nên bình thường thì Nga sẽ chưa nhận được Mistral. Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết, nếu tình hình Ukraine chưa trở nên bình thường thì Nga sẽ chưa nhận được Mistral. Ngày 30/10, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho biết, các điều kiện vẫn chưa được...