Nga sắp đưa 100 tên lửa chiến lược vào sử dụng
Bộ Quốc phòng Nga ngày 18.12 cho biết các lực lượng tên lửa chiến lược của nước này sẽ đưa vào sử dụng khoảng 100 tên lửa Topol-M và Yars mới vào cuối năm nay, theo hãng tin Tân Hoa xã.
Với việc triển khai trên, “tỷ lệ vũ khí hiện đại trong các lực lượng tên lửa chiến lược sẽ đạt 30%”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Vadim Koval nói với các phóng viên.
Theo ông Koval, việc tái vũ trang sư đoàn tên lửa Teikovo đã được hoàn tất. Sư đoàn được triển khai tại vùng Ivanovo ở miền trung nước Nga này đã trở thành sư đoàn đầu tiên ở Nga được trang bị hoàn toàn tên lửa thế hệ thứ năm.
Tên lửa chiến lược Topol-M của Nga – Ảnh: AFP
Hai trung đoàn của sư đoàn Teikovo đã được trang bị các tên lửa Topol-M, và hai trung đoàn khác đã nhận các tên lửa Yars đa đầu đạn, theo cơ quan trên.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đang xem xét tái vũ trang tên lửa Yars cho các sư đoàn đóng tại các vùng Novosibirsk, Kaluga và Saratov.
Sau khi sư đoàn đóng tại Saratov nhận tên lửa Topol-M vào cuối năm 2012, “chương trình tái trang bị các lực lượng chiến lược bằng Topol-M sẽ được hoàn tất”, ông Koval nói.
Topol-M là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn nặng 47 tấn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 800 kiloton đi xa đến 10.000 km. Yars là tên lửa nặng 36 tấn có tầm bắn 11.000 km.
Moscow đã công bố kế hoạch dành 20.000 tỉ rúp nâng cấp các lực lượng vũ trang từ nay đến năm 2020.
Video đang HOT
Theo TNO
Cuộc đấu tên lửa chiến lược Trung - Ấn: chưa có hồi kết
Khi Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có tầm bắn trên 12.000km thì Ấn Độ cũng phát triển tên lửa Agni-6 có tầm bắn trên 10.000 km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng với tối đa 10 đầu đạn hạt nhân. Khi Trung Quốc thử tên lửa đánh chặn vệ tinh Dong Ning-2 (DN-2) thì Ấn Độ cũng thành công với vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.
Ấn Độ lọt vào "Câu lạc bộ tên lửa liên lục địa"
Dường như giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang có sự ganh đua ngầm về vũ các loại tên lửa chiến lược, New Dehli luôn tỏ ra không hề thua kém Bắc Kinh trong bất cứ lĩnh vực nào. Hiện trên thế giới chỉ có 5 quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, ngoài ra còn có một số quốc gia nhăm nhe gia nhập "Câu lạc bộ" này, nhưng chỉ có Ấn Độ là có bước tiến nhanh nhất mặc dù họ là nước đi sau về công nghệ tên lửa.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 sẽ có uy lực lớn hơn Agni-5 rất nhiều
Hiện Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là "Agni" (tức Liệt Hỏa) với 6 phiên bản cùng các tầm bắn khác nhau. Agni-1 là loại tên lửa tầm gần 1 tầng, tầm bắn 500-700km Agni-2 và Agni-3 là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 tầng (tầm bắn 2500 và 3500km) Agni-4 là tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa 2 tầng (tầm bắn trên 4500km) còn Agni-5 là tên lửa đạn đạo 3 tầng tầm xa, đạt chuẩn tên lửa xuyên lục địa (5500km), sử dụng công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) với 3 đầu đạn hạt nhân.
Các phiên bản của thế hệ tên lửa Agni Ấn Độ hoàn toàn tương quan với các phiên bản của thế hệ tên lửa Đông Phong (DF) Trung Quốc. Khi Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có tầm bắn trên 12.000km thì Ấn Độ cũng lập tức phát triển tên lửa Agni-6 có tầm bắn trên 10.000 km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng với tối đa 10 đầu đạn hạt nhân.
Cấu trúc 3 tầng của tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5
Tuy vậy, người Ấn có một nhược điểm là do phải đuổi theo Trung Quốc nên đã bỏ qua nhiều loại tên lửa trung gian, ví dụ như từ Agni-5 lên Agni-6 là một khoảng trống tầm bắn tới gần 5000km (từ 5.500km ->10.000km). Trong khi đó, người Trung Quốc có rất nhiều biến thể thuộc cùng một phiên bản như DF-3/3A/31, khi DF-2 bị thải loại họ lại phát triển lên DF-21/A/B/C/D..., các biến thể này có tầm bắn làm cầu nối giữa các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, chính vì vậy số lượng, chủng loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nhiều hơn so với Ấn Độ.
Thế nhưng Trung Quốc cũng có một nhược điểm lớn là nhiều loại tên lửa có tầm bắn chồng chéo lên nhau, ví dụ như: DF-31A, DF-5 và DF-41 có tầm bắn tương đương, lần lượt là 11.200, 12.000 và 13.000km, đây là một sự lãng phí tài nguyên tên lửa. Hy vọng là với tư thế của một kẻ đến sau, Ấn Độ sẽ có cái nhìn cẩn trọng và có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển tên lửa đạn đạo hợp lý hơn so với Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-21C của Trung Quốc
Trung - Ấn lại so kè nhau trong cuộc đấu phòng thủ tên lửa
Bên cạnh tên lửa đạn đạo, New Dehli cũng không chịu thua kém Bắc Kinh về phương diện lá chắn phòng thủ tên lửa, khi người Trung Quốc chuẩn bị thử tên lửa đánh chặn vệ tinh Dong Ning-2 (DN-2) thì Ấn Độ cũng thành công với vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.
Trước đây, Trung Quốc đã từng 2 lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn vệ tinh và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.
Ngày 11/01/2007, Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh lần đầu tiên, họ đã sử dụng tên lửa SC-19 để bắn hạ thành công vệ tinh khí tượng FY-1C của mình đã hết hạn sử dụng.
Tên lửa đẩy KT-2 và KT-2A của Trung Quốc
Cũng ngày 11/01/2010, Trung Quốc đã thử tiếp lần 2 với tên lửa chống vệ tinh SC-19 nhưng mục tiêu bắn hạ lần này là 1 tên lửa đạn đạo. Trong cuộc thử nghiệm, SC-19 được phóng lên từ căn cứ thử nghiệm tên lửa Khố Nhĩ Cần - Tân Cương đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng lên từ Trung tâm hàng không vũ trụ và tên lửa Song Thành Tử (tức Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền - Cam Túc). Tên lửa chống vệ tinh đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo ở độ cao 250km thì bị vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ phát hiện và theo dõi.
Hiện nay, Trung Quốc đang âm thầm phát triển tên lửa DN-2 là mô hình tích hợp tên lửa chống vệ tinh và thiết bị bay sát thương lắp đặt trên tên lửa đẩy KT-2 hoặc KT-2A. Loại vũ khí đa năng này được phát triển trên cơ sở mô hình tên lửa đạn đạo liên lục địa dạng tổ hợp phóng cơ động DF-31 và DF-31A. Loại vũ khí này được Trung Quốc cho là có thể với tới hầu hết các vệ tinh dẫn đường, thông tin và giám sát của Mỹ trên quỹ đạo cao nhất của trái đất.
Mô hình hệ thống đánh chặn tên lửa phóng từ mặt đất, đoạn giữa đường bay
Người Ấn Độ cũng không chịu kém cạnh. Cuối tháng 11 vừa qua, Ấn Độ đã khảo nghiệm thành công khả năng bắn hạ đồng loạt các tên lửa đạn đạo tấn công của quân địch. Trong cuộc thử nghiệm, người Ấn đã sử dụng một quả tên lửa đánh chặn thực sự để phá hủy một quả tên lửa đạn đạo ở độ cao 15km, trong tầng khí quyển. Cùng lúc đó, họ cũng bắn hạ thành công một quả tên lửa mô hình ở độ cao 120km ngoài tầng khí quyển trái đất.
Trong thử nghiệm, 1 quả tên lửa đạn đạo thật được cải tiến từ tên lửa Prithvi có tầm bắn từ 600 - 1000km được phóng lên từ khu vực Chandipur. 5 phút sau, 1 quả tên lửa đánh chặn "Phòng không tiên tiến" (AAD) được phóng lên từ căn cứ thử nghiệm ở đảo Wheeler. Loại tên lửa này có bộ chiến đấu định hướng rất độc đáo, bay với vận tốc siêu vượt âm 4,5Mach (tiệm cận mức siêu thanh) để đánh chặn tên lửa tấn công. Đúng 12h52 phút, tên lửa đánh chặn đã bắn trúng tên lửa tấn công ở độ cao 14,7km, khi tiếp cận tên lửa đạn đạo địch, đầu đạn của ADD nổ tung thành các mảnh nhỏ, phá tan tên lửa tấn công trong tầng khí quyển.
Cùng lúc đó, radar giám sát cũng phát hiện 1 quả tên lửa mô hình có tầm bắn 1500 - 2000 km đang phóng tới, quả tên lửa này cũng bị một quả tên lửa đánh chặn mô hình khác phá hủy ở độ cao 120km ngoài tầng khí quyển.
Tên lửa đạn đạo Prithvi của Ấn Độ
Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa đánh chặn do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) nghiên cứu, chế tạo. Thử nghiệm thành công lần này đã giúp người Ấn tiến gần đến khả năng triển khai bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) 2 lớp, có khả năng đánh chặn cùng 1 lúc ít nhất 2 loại tên lửa đạn đạo trong và ngoài tầng khí quyển.
Bộ quốc phòng Ấn Độ dự định, tháng 1/2013 sẽ thử nghiệm thực địa với tên lửa đánh chặn và tên lửa tấn công thật ở độ cao ngoài tầng khí quyển một lần nữa, nếu thành công trong 2 năm 2013 - 2014 sẽ chính thức triển khai một bộ phận của hệ thống này để đối phó với các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn tối đa 2000km.
Theo ANTD
Thế người, lợi mình Việc Philippines công khai ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang phản ánh lo ngại cũng như định hướng chính sách của nước này trước những động thái về chính trị an ninh ở Đông Á. Lo ngại của Philippines nằm ở chính sách và hành xử của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời nước này muốn tận lợi từ việc tăng...