Nga sắp công bố kết quả thử vaccine Covid-19 trên 40.000 người
Đơn vị tài trợ nghiên cứu vaccine Sputnik V cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba được thực hiện với 40.000 người sẽ được công bố trong hai tháng tới.
Các kết quả ban đầu của thử nghiệm lâm sàng của vaccine Sputnik V với sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên sẽ được công bố trong tháng 10 và tháng 11 năm nay, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), tổ chức hỗ trợ tài chính cho Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết trong thông cáo ngày 4/9.
Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Sputnik V do Viện Gameleya phối hợp Bộ Quốc phòng Nga phát triển, là vaccine đầu tiên trên thế giới được một chính phủ phê duyệt hôm 11/8 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Vaccine được đặt tên “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957. Việc thử nghiệm Giai đoạn ba trên 40.000 người được Nga tiến hành từ cuối tháng 8.
Trong họp báo trực tuyến với các phóng viên quốc tế hôm nay, Tiến sĩ Irina Dolzhikova, nhà nghiên cứu ở Viện Gamaleya cho hay các kết quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn một và hai của vacicne Sputnik V cho thấy không có tác dụng phụ nguy hiểm theo bất cứ tiêu chuẩn nào, trong khi tác dụng phụ của các ứng viên vaccine khác ở mức từ 1% đến 25%. Thử nghiệm vaccine Sputnik V được thực hiện trên động vật, gồm chuột hamster Syria và chuột chuyển gen cho thấy hiệu quả 100%.
Giai đoạn ba là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người, là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận. Nhiều nước phương Tây lo ngại Nga đã “đốt cháy giai đoạn” trong quá trình phát triển vaccine và cấp phép cho Sputnik V trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những hoài nghi về vaccine này là vô căn cứ.
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở UAE, Arab Saudi và Philippines. Hôm 27/8, Tổng thống Nga Putin nói vaccine Covid-19 thứ hai, do trung tâm khoa học Vector phát triển, sẽ được đăng ký tại Nga vào tháng 9 và cạnh tranh với vaccine Sputnik V.
Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ.
Nga ký thỏa thuận với Ấn Độ để sản xuất vaccine Sputnik V
Chính phủ Nga vừa qua đã ký một thỏa thuận với các công ty Ấn Độ để hợp tác sản xuất hơn 300 triệu liều vaccine Sputnik V mỗi năm.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết, các chuyên gia Ấn Độ đã tin tưởng độ an toàn của loại vaccine mới của Nga trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, từ đó đạt được thỏa thuận sản xuất hơn 300 triệu liều vaccine mỗi năm giữa hai nước.
Vaccine Sputnik V do Viện nghiên cứu Gamaleya tại Moscow, Nga phát triển. Ảnh: Sputnik.
Bên cạnh đó, ông Kirill Dmitriev cũng tin rằng bằng cách hợp tác sản xuất vaccine với Ấn Độ, Nga có thể cung cấp vaccine đến tất cả các quốc gia quan trọng trên thế giới đáp ứng những đơn đặt hàng trước đó.
Tháng 8/2020, loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia N.F. Gamaleya kết hợp với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga đã được cấp phép sản xuất.
Quỹ đã nhận được đơn đăng ký từ hơn 20 quốc gia đặt mua khoảng một tỷ liều vaccine do Nga sản xuất. Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Y tế Nga đã cấp giấy phép cho Trung tâm Gamaleya thực hiện các nghiên cứu sau đăng ký vắc xin, dự kiến các thử nghiệm sẽ bắt đầu trong tuần này./.
Trung Quốc có thể sản xuất vaccine Covid-19 Nga vào tháng 11 Đơn vị phụ trách tài chính vaccine Sputnik V đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc để có thể bắt đầu sản xuất vaccine này vào tháng 11. "Việc sản xuất vaccine Sputnik V hàng loạt ở Trung Quốc và các nước khác có thể bắt đầu với sự hợp tác của các đối tác địa phương. Trung Quốc có khả...