Nga sắp bước vào cuộc bầu cử “quyết định tương lai đất nước”
Hàng chục triệu cử tri Nga từ ngày mai (15/3) sẽ đi bỏ phiếu chọn Tổng thống nhiệm kỳ 2024-2030, trong cuộc bầu cử được mô tả là sẽ “quyết định tương lai” nước Nga.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga ấn định ngày bầu cử chính thức vào Chủ nhật (17/3). Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Nga sẽ bắt đầu mở cửa đón cử tri từ sáng 15/3 đến hết ngày 17/3 (giờ địa phương) để người dân đi bầu, chọn ra người lãnh đạo đất nước trong 6 năm tới.
Các ứng viên tham gia chạy đua vào ghế Tổng thống Nga, gồm các ông Vladislav Davankov, Vladmir Putin, Leonid Slutsky và Nikolai Kharitonov.
Theo RiaNovosti, hoạt động bỏ phiếu cũng được tiến hành ở bán đảo Crimea, giống như năm 2018; và các vùng Nga mới tuyên bố sáp nhập trong chiến dịch quân sự ở Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Khoảng 112 triệu người có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tới đây của Nga, trong đó có 1,9 triệu người Nga ở nước ngoài cũng như 12.000 công dân Nga ở vùng Baikonur của Kazakhstan, nơi Moscow đặt sân bay vũ trụ quan trọng nhất.
Reuters nói rằng, khoảng 70-80 triệu người có thể tham gia bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Nga là 67,5%, mức khá cao so với các quốc gia châu Âu. Nga sẽ cho phép công dân bỏ phiếu trực tuyến nếu họ không thể trực tiếp đến điểm bầu cử.
Video đang HOT
Có tổng cộng 4 ứng cử viên chạy đua vào ghế Tổng thống Nga nhiệm kỳ tới, bao gồm Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, tranh cử với tư cách ứng viên tự do; đại diện Đảng Cộng sản Nga Nikolai Kharitonov; lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky; và đại diện đảng Nhân dân Mới Vladislav Davankov.
Đám đông ủng hộ ông Putin tuần hành tại vùng Chechnya. Ảnh: Reuters
Truyền thông Nga và giới chuyên gia dự báo ông Putin có thể giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tới. RT dẫn kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga (VTSIOM) dự báo ông Putin có thể giành 82% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tới.
Các ông Davankov và Kharitonov có thể nhận 6% số phiếu mỗi người; trong khi ông Slutsky được 5% cử tri ủng hộ.
Ông Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên vào năm 2000. Sau hai nhiệm kỳ giữ cương vị nguyên thủ quốc gia, ông làm Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Dmitri Medvedev (2008-2012). Trong các cuộc bầu cử năm 2012 và 2018, ông Putin chiến thắng áp đảo để tiếp tục làm Tổng thống đến 2024.
Năm 2020 vừa qua, Nga sửa đổi hiến pháp sau một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó có nội dung đặt lại số nhiệm kỳ Tổng thống Nga từ trước tới giờ về 0, mở đường cho ông Putin ra tranh cử trong cuộc bầu cử tới.
Trong thông điệp gửi cử tri ngày 14/3, Tổng thống Putin khẳng định, cuộc bầu cử sắp tới tại Nga “cho thấy quyền bất khả xâm phạm của một trong những nguyên tắc cơ bản của một nhà nước dân chủ, đó là tính thường xuyên của các cuộc bầu cử”.
Kinh tế Nga chứng minh sức dẻo dai khi vượt qua sức ép trừng phạt của phương Tây. Ảnh: GettyImages
“Kết quả của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong những năm tới “, ông Putin nêu rõ. “Chỉ có các bạn, những công dân Nga, mới có thể quyết định tương lai đất nước”.
Diễn ra trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine diễn ra ác liệt và Nga đang chịu áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, vấn đề kinh tế rất được cử tri Nga quan tâm. Dưới sự lèo lái của ông Putin, Nga giành nhiều lợi thế trong chiến dịch quân sự ở Ukraine; trong khi nền kinh tế Nga chứng minh được sức dẻo dai và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Theo Fortune, Nga đối mặt mức lạm phát khá cao là 7%, gần gấp đôi mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức tương đối thấp và nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 2,6% trong năm nay, gấp đôi dự báo trước đó, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số này vượt xa mức tăng trưởng ước tính 0,9% của châu Âu.
Bên cạnh đó, việc Nga tăng chi tiêu cho quốc phòng đã tạo động lực mạnh mẽ với nền kinh tế. Các khoản vay được chính phủ trợ cấp đang hỗ trợ tích cực người mua nhà, tạo cú hích với lĩnh vực xây dựng đang bùng nổ. Bằng chứng là một số dự án nhà cao tầng ấn tượng đang mọc lên trên bờ sông Moscow; cũng như các khu vực Nga mới sáp nhập.
Dù bị cấm vận, nhưng người tiêu dùng Nga hiện vẫn có thể mua sắm hàng hóa phương Tây thông qua nhập khẩu từ nước thứ ba. Moscow cũng đã chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ; đồng thời tìm kiếm thêm các bạn hàng mới.
Nga: Tăng mạnh thanh toán dùng đồng nội tệ với BRICS
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 30/1, Giám đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết hiện tỷ lệ thanh toán dùng đồng nội tệ của nước này với các nước thuộc khối BRICS đã tăng lên đến 85%.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Elvira Nabiullina cũng nêu rõ thị phần của các nước thuộc BRICS trong cán cân thương mại của Nga cũng tăng lên 40%, từ các mức 30% của năm 2022 và 20% của năm 2021 - khi tỷ lệ thanh toán dùng nội tệ ở mức 26%. Nga đang thảo luận với các nước BRICS liên kết Hệ thống chuyển tin nhắn tài chính (SPFS, hệ thống do Nga phát triển tương tự SWIFT). Hiện đã có 159 đơn vị từ 20 nước tham gia SPFS.
Theo bà Elvira Nabiullina, trong năm 2024, với vai trò chủ tịch luân phiên của BRICS, Nga sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hệ thống thanh toán, hệ thống thanh toán bằng nội tệ của khối này.
Cùng với đó, khối BRICS cũng sẽ thảo luận phát triển công nghệ tài chính, vấn đề an ninh số trong lĩnh vực tài chính, nhiệm vụ phát triển bền vững và thích ứng nền kinh tế với các biến đổi khí hậu.
Vào cuối năm 2023, BRICS gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã kết nạp thêm Ai Cập, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Etiopia. Sau khi mở rộng, BRICS gồm 10 nước thành viên với 3,6 tỷ dân, chiếm 40% tổng sản lượng khai thác dầu mỏ và gần 25% xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập kế hoạch khởi động quy trình thiết lập đồng tiền chung trong BRICS.
Nga cần thời gian để đảm bảo lạm phát giảm dần trước khi hạ lãi suất Ngày 24/12, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina nói với hãng tin RBC rằng, ngân hàng này sẽ cần từ 2-3 tháng để đảm bảo rằng lạm phát đang giảm dần trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm lãi suất. Ngân hàng Trung ương Nga ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN CBR đã tăng lãi...