Nga sắp biên chế 6 tàu ngầm tấn công cho Hạm đội Thái Bình Dương
Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov cho biết, 6 tàu ngầm diesel-điện thuộc đề án Project 636.3 sẽ sớm gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương.
“Trong ngắn hạn, các lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được một loạt 6 tàu ngầm diesel-điện thuộc đề án Project 636.3, đang được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyard ở St.Petersburg”, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov cho biết hôm 21/5.
Theo Đô đốc Nikolai Yevmenov, một số hệ thống hỗ trợ hoạt động của các tàu ngầm tấn công này đã được thiết kế đặc biệt, có các chi tiết cụ thể về hoạt động của chúng ở khu vực Viễn Đông.
Nga sắp biên chế 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện cho Hạm đội Thái Bình Dương. (Ảnh: Defpost)
Bên cạnh đó, Hải quân Nga có kế hoạch tiếp tục trang bị cho lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 4 và phát triển cơ sở hạ tầng ven biển.
“Hải quân Nga tiếp tục nâng cấp các tàu chiến chống ngầm cỡ lớn thuộc đề án Project 1155 và tàu ngầm đa năng hiện có. Tuổi thọ của các tàu ngầm này có khả năng được cải thiện”, ông Nikolai Yevmenov nói.
Tư lệnh Hải quân Nga cũng cho hay, lực lượng mặt nước của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được trang bị thêm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu tên lửa dẫn đường. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có kế hoạch phát triển hệ thống bảo trì, phục vụ cho hoạt động của tàu tại các nhà máy đóng tàu của Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK).
“Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là tiền đồn đáng tin cậy để ngăn chặn mọi mối đe dọa từ biển và đại dương và sẽ luôn là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, người đứng đầu Hải quân Nga nhấn mạnh.
Video: Đo sức mạnh tàu ngầm Kilo Việt Nam
Các tàu ngầm thuộc đề án Project 636.3 (NATO gọi là tàu ngầm Kilo-II cải tiến) dài 74 m, có trọng lượng hơn 3.900 tấn. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 240 m và có thể tiếp cận độ sâu tối đa 300 m. Tàu ngầm thuộc đề án Project 636.3 có phạm vi hoạt động lên đến 12 km. Chúng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-PL.
Tàu ngầm thuộc đề án Project 636.3 được xem là một trong những tàu tuần dương dưới nước mạnh mẽ nhất thế giới. Chúng có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 20 hải lý/giờ, có khả năng hoạt động trên biển với thời gian 45 ngày, phi hành đoàn tham gia trên tàu có thể lên đến 52 người.
Mỹ tung hạm đội tàu ngầm tới Thái Bình Dương
Ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ đồng loạt được triển khai tới các vùng biển ở tây Thái Bình Dương, dường như nhằm phát thông điệp tới Trung Quốc.
Lực lượng Tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ hồi đầu tháng 5 có một động thái bất ngờ khi thông báo toàn bộ đội tàu ngầm tiền phương của họ đang đồng loạt thực hiện "hoạt động ứng phó khẩn cấp" tại các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.
Ít nhất 7 tàu ngầm tham gia đợt triển khai, gồm 4 tàu ngầm tấn công đóng quân tại đảo Guam, tàu ngầm USS Alexandria đóng tại San Diego và nhiều tàu khác đóng tại Hawaii. Hải quân Mỹ công bố ảnh tàu ngầm USS Alexandria đi qua cảng Apra ở đảo Guam ngày 5/5.
Tàu ngầm USS Alexandria rời cảng Apra, Guam, ngày 5/5. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ trước đây thường giữ bí mật về mọi hoạt động của tàu ngầm. Khi công khai hoạt động của chúng, Washington thường muốn phát đi thông điệp cảnh báo về sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm này tới đối phương.
"Các hoạt động của chúng tôi chứng minh khả năng sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của mình theo luật pháp quốc tế", chuẩn đô đốc Blake Converse, tư lệnh Lực lượng Tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết trong thông cáo ngày 8/5.
Trong bài viết ngày 19/5, bình luận viên William Cole của tờ Military cho rằng đợt triển khai đồng loạt tới Thái Bình Dương của hạm đội tàu ngầm Mỹ nhằm thể hiện chiến lược của Lầu Năm Góc về khả năng hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước của các khí tài chiến lược trong cuộc cạnh tranh siêu cường với Trung Quốc và Nga.
Các tàu ngầm tấn công của Mỹ có khả năng tàng hình tốt, đủ sức đánh chìm chiến hạm đối phương bằng ngư lôi, phóng tên lửa hành trình Tomahawk và tiến hành các hoạt động trinh sát mà đối phương không thể xác định được vị trí của chúng.
Đợt triển khai tàu ngầm này cũng phát đi một thông điệp rằng đại dịch Covid-19 không thể cản trở nhiệm vụ và các hoạt động của hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ gần đây triển khai một số chiến hạm tại phía tây Thái Bình Dương để phô diễn sức mạnh và chứng minh Covid-19 không làm suy giảm khả năng chiến đấu. Đợt triển khai diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc chỉ trích lẫn nhau gay gắt về đại dịch, cũng như nhiều lần chạm mặt trong các hoạt động quân sự tại khu vực Biển Đông.
Vị trí vùng biển Tây Thái Bình Dương. Đồ họa: ANU.
Lầu Năm Góc gần đây cáo buộc Trung Quốc tăng cường các hoạt động "bắt nạt", cản trở các quốc gia trong khu vực khai thác dầu khí ở Biển Đông, trong lúc thế giới tập trung đối phó Covid-19. Hãng phân tích tình báo địa chính trị Stratfor nhận định Trung Quốc và Mỹ duy trì "tần suất hoạt động cao ở Biển Đông" trong bối cảnh căng thẳng gia tăng và Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
"Khi quân đội Mỹ giải quyết Covid-19 tại quê nhà, chúng tôi vẫn tập trung vào các nhiệm vụ an ninh quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia tập trung hướng nội để phục hồi sau đại dịch, trong khi các đối thủ chiến lược của chúng tôi cố gắng lợi dụng cuộc khủng hoảng này để mang lại lợi ích cho họ, bất chấp lợi ích của người khác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố hôm 5/5.
"Chúng tôi đã chứng kiến hành vi ngang ngược của quân đội Trung Quốc (PLA) ở Biển Đông, từ đe dọa một tàu hải quân Philippines tới đâm chìm một tàu cá của Việt Nam và đe dọa các quốc gia tham gia hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi", Esper nói.
Trang bị trên chiến hạm Mỹ tuần tra Biển Đông Mỹ điều nhiều chiến hạm được trang bị hiện đại tới Biển Đông hồi tháng 4, giữa lúc Trung Quốc bị tố quấy nhiễu tàu khoan Malaysia. Các chiến hạm được Mỹ cử tới khu vực Biển Đông tháng trước gồm tàu đổ bộ tấn công USS America, tuần dương hạm USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Barry. Ngoài ra, hải...