Nga sản xuất trực thăng săn ngầm Mi-14, NATO run bần bật
Sau 20 năm ngưng hoạt động cuối cùng Nga cũng quyết định tái trang bị lại các trực thăng chống ngầm Mi-14 từng khiến Mỹ – NATO phải khiếp sợ.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết, Nga đang có kế hoạch tái khởi động lại dây chuyền sản xuất dòng trực thăng săn ngầm Mi-14 (định danh NATO Haze). Thông tin này được Thứ trưởng Borisov tiết lộ tại triển lãm trực thăng HeliRussia-2016.
Cũng theo ông Borisov, mọi các công tác chuẩn bị cần thiết cho việc tái sản xuất mới trực thăng Mi-14 đang được Bộ Quốc phòng Nga tiến hành và tất nhiên Mil Moscow vẫn sẽ là công ty đảm nhận công việc này.
Video đang HOT
Mặc dù được đánh giá khá tốt về mặt kỹ chiến thuật nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ trước sức ép từ các nước Phương Tây nhất là Mỹ, Nga đã buộc phải loại bỏ Mi-14 ra khỏi biên chế vào năm 1996 vì đơn giản nó là một trong những mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ loại tàu ngầm nào của Mỹ hay Châu Âu.
Trực thăng săn ngầm Mi-14 được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1975 với khoảng hơn 230 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1974-1986 và phục vụ chủ yếu trong Hải quân Liên Xô. Nó cũng được Liên Xô xuất khẩu sang một số quốc gia khác trong Chiến tranh Lạnh.
Về thiết kế Mi-14 được phát triển dựa trên nền tảng của trực thăng vận tải Mi-8 tuy nhiên phía trước mũi máy bay được thiết kế lại như một mẫu thủy phi cơ giúp Mi-14 có thể dễ dàng hơn trong việc đáp xuống mặt nước.
Được phát triển cho mục đích chống ngầm nên Mi-14 có thể bay tuần tra liên tục 5 giờ đồng hồ trên không với tầm hoạt động hơn 1.100km, bên cạnh đó khả năng hoạt động như một mẫu thủy phi cơ cũng cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ khác như tìm kiếm cứu hộ hay đóng vai trò như một trực thăng vận tải cho các đơn vị đặc nhiệm hải quân.
Mi-14 có trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn và được trang bị hai động cơ Klimov TV3 có công suất 1.454 kW cho mỗi chiếc, nó có thể bay với vận tốc tối đa 230km/h. Nó có thể mang theo nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm khác nhau do Liên Xô phát triển trước đây. Bên trong buồng lái một chiếc Mi-14 của Ba Lan.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sẽ rất khó để Nga có thể đưa vào trang bị lại Mi-14 trong thời gian ngắn, khi dây chuyền sản xuất của dòng trực thăng này đã ngưng hoạt động từ lâu. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ phải sản xuất một biến thể Mi-14 hoàn toàn mới, mặt khác Nga hiện tại cũng sở hữu khá nhiều mẫu trực thăng tiên tiến hoàn toàn có thể đảm nhận được nhiệm vụ của Mi-14 trước đây.
Theo_Kiến Thức
Nga chế tạo tàu tấn công đổ bộ thay tàu Mistral
Nga sẽ phát triển tàu chiến tấn công đổ bộ để triển khai trực thăng tấn công Kamov Ka-52K thay thế cho tàu trực thăng đổ bộ Mistral mà nước này "mua hụt" của Pháp.
Đó là khẳng định vừa được Thứ trường Bộ Quốc phòng Nga ông Yuri Borisov đưa ra hôm qua (19/5).
"Chúng tôi sẽ chế tạo chúng (tàu tấn công đổ bộ). Sẽ có một số dự án mới, Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất đang xem xét một loạt phương án và sẽ sớm chính cho chúng tôi. Vấn đề này sẽ nằm trong chương trình vũ trang quốc gia giai đoạn 2018-2025", ông Borisov nói với phòng viên tại triển lãm trực thăng HeliRussia-2016 đang diễn ra tại thủ đô Moscow.
Nga và Pháp đã chính thức chấm dứt hợp đồng mua bán tàu trực thăng đổ bộ lớp Mistral vào cuối năm 2015 do Pháp chịu sức ép của Mỹ và phương Tây. Hợp đồng hủy bỏ, Pháp đã phải bồi thường cho Nga khoản tiền lên tới 1 tỷ USD.
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Soi kĩ trực thăng Marine One hộ tống Obama thăm VN Thiết kế VH-60N White Hawk đã vinh dự trở thành trực thăng Marine One phục vụ Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên. Mới đây, trực thăng Marine One hộ tống ông Obama thăm Việt Nam đã được máy bay vận tải C-17 của Không lực Hoa Kỳ vận chuyển thành công từ Mỹ tới sân bay quốc tế...