Nga: Sản xuất súng Nga ở Mỹ, Hoa Kỳ đừng cố qua mặt
Nếu thực sự tồn tại ý tưởng như vậy, đây là minh chứng về lợi thế của vũ khí Nga – Rosoboronexport nhận định.
Súng máy NSV Utes
Tập đoàn nhà nước Rostec gọi ý tưởng của Mỹ sản xuất súng máy NSVT Utes cỡ lớn mà qua mặt Rosoboronexport là “việc sao chép bất hợp pháp các phát triển của Nga” và là “hành động trộm cắp”.
Trước đó, báo National Interest đưa tin rằng Bộ Chỉ huy Hoạt động đặc nhiệm của Hoa Kỳ đưa ra đề xuất tài trợ cho các công ty có khả năng “khám phá và cải tiến công nghệ của súng máy Kalashnikov đã được hiện đại hóa và súng máy NSV Utes cỡ lớn, sau đó sản xuất bản sao của các loại vũ khí này tại Hoa Kỳ”.
NSV Utes
“Nếu thực sự tồn tại những ý tưởng như vậy, đây là minh chứng về lợi thế của vũ khí Nga. Thậm chí chưa phải là các vũ khí tối tân nhất, như chúng ta thấy.
Tuy nhiên, bản thân ý tưởng đã khiến người ta phải đặt ra câu hỏi. Nếu có ai đó muốn làm việc này một cách hợp pháp, tuân thủ tất cả các quy tắc, hãy tới gặp Rosoboronexport và bàn bạc cụ thể.
Video đang HOT
NSV Utes
Nếu không, đó sẽ là hành động sao chép các phát triển của Nga một cách bất hợp pháp. Nói khác đi, đó là hành vi trộm cắp”, – cơ quan báo chí của tập đoàn nhà nước Nga cho biết.
NSV Utes là loại súng máy hạng nặng cỡ đạn 12,7 mm do Liên Xô phát triển vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước để chống lại các mục tiêu bọc thép nhẹ và các phương tiện hỏa lực nhằm tiêu diệt lính địch và tấn công các mục tiêu trên không ở cự ly gần.
Tên của súng máy ghép từ các chữ cái đầu tiên của họ các tác giả – G. I. Nikitin, Yu M. Sokolov và V. I. Volkov, theo báo Sputnik.
Hòa Bình (theo Sputnik)
Theo baogiaothong
Vì sao Mỹ muốn nâng cấp hệ thống giao thông châu Âu?
Mỹ sẵn sàng chi trả 50 triệu USD cho một tổ chức bản đồ địa lý để đổi lấy bản đồ chi tiết các nước châu Âu nhằm mục đích mới.
Trên bản đồ chi tiết này thể hiện rõ các khu vực dân cư và đường xá, các cơ sở công nghiệp cũng như các tuyến đường giao thông dưới lòng đất.
Đơn vị tiếp nhận bản đồ này là Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu.
Quân đội Mỹ ở châu Âu.
Tại sao người Mỹ lại cần một bản đồ mới chi tiết về các nước châu Âu?
Thứ nhất, tình hình chính trị quân sự trên thế giới ngày càng trở nên căng thẳng và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra bất ngờ, bao gồm cả một cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Theo đó, Lầu Năm Góc cần phải chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó mới mọi kịch bản và giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ.
Thứ hai, các cơ sở hạ tầng giao thông cũ ở châu Âu đã quá tải và bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong trường hợp có chiến tranh xảy ra, việc di chuyển lực lượng quân đội trên bộ, đặc biệt là các loại xe tăng, xe bọc thép sẽ bị ảnh hưởng nếu không xác định được hướng di chuyển tốt nhất.
Ngoài ra do tốc độ phát triển nhanh nên những bản đồ cũ không kịp thời cập nhật trong tình tình hiện nay.
Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu lo ngại về sự ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Họ sợ nhất về tình trạng xuống cấp quá mức và không đạt yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng quân sự. Vì vậy quân đội Mỹ cũng như NATO cần biết những con đường mới để có thể đưa đến các "khu vực nóng" một cách nhanh nhất.
Hệ thống giao thông ở các nước châu Âu không đồng đều. Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia châu Âu, họ đều có một hệ thống giao thông phát triển khác nhau.
Nếu tính tổng thế có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của liên minh châu Âu không hề thấp nhưng họ vẫn không đủ kinh phí dể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ.
Theo ước tính để thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng châu Âu giai đoạn đến năm 2020 cần số tiền khoảng 500 tỷ euro. Và sau đó muốn hoàn thành hệ thống mạng lưới giao thông trên toàn châu Âu giai đoạn đến năm 2030 có thể phải chi 750 tỷ euro.
Số tiền này rất lớn hơn nữa gồm nhiều quốc gia với trình độ phát triển khác nhau nên dự án này rất khó để thực hiện.
Tuy nhiên nếu dự án này được thực hiện chắc chắn sẽ đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lợi không hề nhỏ. Các công ty và nhà thầu quân sự Mỹ hoàn toàn có thể tham gia vào dự án này.
Chí Huy
Theo baodatviet
Mỹ đã hoạch định xong chiến lược phát triển lá chắn tên lửa? Thời điểm công bố văn kiện hoạch định chiến lược này của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo hiện nay của Mỹ Việc hoạch định chiến lược mới của Mỹ về gia tăng phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa đã hoàn tất, theo truyền thông Mỹ. Tuy nhiên, theo các báo cáo,...