Nga sẵn sàng hợp tác đa phương trong an ninh thông tin
Ngày 26/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi tăng cường sự can dự của Nga vào quá trình đàm phán về các vấn đề an ninh thông tin, đồng thời cho biết thêm Moskva sẵn sàng hợp tác xây dựng với tất cả các đối tác, kể cả thông qua Liên hợp quốc (LHQ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phía trước). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng ta cần tích cực thúc đẩy các sáng kiến của Nga, tăng cường tham gia vào quá trình đàm phán. Tôi nhấn mạnh trước đây, Nga luôn để ngỏ đối thoại và hợp tác xây dựng với tất cả các đối tác, cả ở hình thức song phương và trong các cơ cấu và diễn đàn quốc tế, đương nhiên chủ yếu là tại LHQ”.
Tổng thống Putin lưu ý rằng LHQ đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề đảm bảo an ninh và phát triển không gian thông tin quốc tế trong những năm gần đây. Ông nói: “Chúng ta cần nỗ lực đảm bảo rằng các ý tưởng và đề xuất của Nga trên nền tảng của tổ chức toàn cầu này được thể hiện trong các giải pháp cụ thể”. Theo ông, Nga cần phát triển hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin với các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS).
Tổng thống Nga cho biết có nhiều nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh toàn cầu và chủ quyền của các quốc gia riêng lẻ trong không gian thông tin. Ông lưu ý: “Môi trường kỹ thuật số bị những kẻ khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức sử dụng. Nói cách khác, có nhiều nguy cơ tiềm tàng không chỉ đối với an ninh toàn cầu nói chung, mà còn đối với từng quốc gia, gồm cả chủ quyền và lợi ích quốc gia của họ”.
Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh Nga là một trong những quốc gia đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết cùng nỗ lực trong lĩnh vực mới này.
Đòn không kích giúp Nga phát thông điệp tới Thổ Nhĩ Kỳ
Đòn oanh tạc diệt gần 80 phiến quân Syria của Nga được coi là thông điệp cảnh báo khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng hỗ trợ quân sự tại nhiều nơi.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang can dự vào một số cuộc xung đột lớn nhất thế giới gồm Syria, Libya và vùng Kavkaz, song gần như không đối đầu trực tiếp trên các chiến trường này. Hai nước hậu thuẫn các phe khác nhau, với hy vọng tăng cường hiện diện quân sự và ảnh hưởng chính trị tại khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, trận không kích dữ dội hôm 26/10 của không quân Nga nhằm vào phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria, khiến ít nhất 78 tay súng thiệt mạng và hàng chục người bị thương, đánh dấu bước leo thang đáng kể trong quan hệ hai nước.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhận định đòn tấn công nhằm vào một trại huấn luyện của nhóm phiến quân Faylaq al-Sham ở Jebel al-Dweila thuộc tỉnh Idlib, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, là một thông điệp mạnh mẽ được Moskva gửi tới Ankara. Faylaq al-Sham là nhóm vũ trang lớn nhất do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trong khu vực.
Cơ sở được cho là trại huấn luyện của phiến quân tại Idlib, Syria trúng đòn không kích của Nga ngày 26/10. Ảnh: RusVesna.
"Faylaq al-Sham là lực lượng ủy nhiệm thân cận nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib. Đây không phải là đòn tấn công Nga trút xuống đầu phe đối lập ở Syria mà là cú đánh trực diện mang nhiều thông điệp tới Thổ Nhĩ Kỳ", Charles Lister, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông đặt trụ sở tại Mỹ, cho biết.
Lister nhận định mức độ dữ dội của đòn không kích nhiều khả năng được thúc đẩy bởi động cơ địa chính trị lớn hơn. Nó được tung ra sau 7 tháng tương đối yên tĩnh ở Idlib, nơi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3 xúc tiến thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội chính phủ Syria và các nhóm phiến quân thân Ankara.
Nó cho thấy nhiều dấu hiệu leo thang căng thẳng giữa Moskva và Ankara khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường can dự vào nhiều xung đột khác nhau để gia tăng ảnh hưởng. Một trong những động thái đáng chú ý nhất của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây là việc nước này công khai ủng hộ Azerbaijan trong xung đột vũ trang với lực lượng Armenia ở Nagorno-Karabakh ngay tại khu vực Kavkaz, nơi được coi là "sân sau" của Nga.
Nga, với truyền thống gần gũi Armenia hơn, lên tiếng bày tỏ thất vọng trước thông tin lính đánh thuê Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn được điều tới tham chiến cùng quân đội Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. Azerbaijan nhiều lần phủ nhận thông tin này, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sự liên quan của Thổ Nhĩ Kỳ trong xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cho đã cử hàng nghìn tay súng đánh thuê ở Syria sang tham chiến cùng lực lượng của Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) tại Libya, chống lại phe nổi dậy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nga hậu thuẫn.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Semih Idiz nhận định thời điểm Nga tung đòn không kích nhằm vào phiến quân Syria là "rất đáng chú ý", bởi nó diễn ra khi Thổ Nhĩ Kỳ đang "phô trương sức mạnh" ở Trung Đông và Kavkaz.
"Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan là vấn đề đặc biệt nhạy cảm vì diễn ra ở nơi Nga luôn tin là sân sau của mình và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ", Idiz nói.
Tỉnh Idlib (màu đỏ) của Syria. Đồ họa: Wikimedia.
Idiz cho biết lý do khác có thể dẫn đến vụ không kích là Thổ Nhĩ Kỳ không thể giải quyết dứt điểm các nhóm phiến quân bị coi là "cực đoan" tại Idlib, Syria.
Liên minh Mặt trận Giải phóng Quốc gia Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bao gồm 11 phe phái thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA), song không bao gồm Hayet Tahrir al-Sham (HTS), nhóm phiến quân từng là chi nhánh của al-Qaeda và đang kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở Idlib.
Khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận lớn đầu tiên về Idlib, Moskva nêu điều kiện Ankara phải giải tán HTS. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ "chưa thể hoặc chưa muốn" xóa bỏ HTS, trong khi Nga thường xuyên tiến hành các cuộc không kích vào vị trí của nhóm phiến quân này, Idiz nói.
"Trận không kích mới nhất là cách người Nga nói rằng sắp hết hoặc đã hết thời gian", Idiz nói và nhắc lại thỏa thuận được Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhất trí hồi đầu năm.
Dareen Khalifa, chuyên gia về Syria thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nhận định Nga sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu một số nhóm phiến quân tại Idlib để gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ. "Chiến thuật này phù hợp với cách tiếp cận của Nga đối với lệnh ngừng bắn tại Idlib", Khalifa nói.
"Lệnh ngừng bắn mới nhất cùng các thỏa thuận trước đây vốn tồn tại lỗ hổng khi xây dựng trên tiền đề rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có biện pháp quyết liệt với một số nhóm đối lập mạnh nhất".
Chuyên gia Khalifa nhận định nếu muốn bất cứ lệnh ngừng bắn nào kéo dài, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trước hết phải giải quyết bất đồng trong các vấn đề, cụ thể là cách đối phó với một số nhóm phiến quân ở Idlib, bao gồm cả HTS.
Các cuộc tấn công trước đây của Nga trong khu vực nhằm đẩy lực lượng phiến quân ra xa cao tốc M4 chạy dọc khu vực miền bắc Syria, nơi nước này triển khai lực lượng tuần tra chung với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những cuộc tuần tra chung ngừng lại vài tháng qua, tạo điều kiện cho Nga tăng cường độ không kích.
Idiz nhận định các cuộc tuần tra chung đạt được rất ít hiệu quả thực tế. "Chúng chỉ tạo ấn tượng về hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga", Idiz nói. "Việc chấm dứt tuần tra chung là dấu hiệu cho thấy thỏa thuận ngừng bắn đang dần bị bào mòn, chỉ còn lại lựa chọn quân sự".
Lính quân cảnh Nga ngồi trên xe BTR-80 đi trước đoàn thiết giáp Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến tuần tra chung hồi tháng 3. Ảnh: AP.
Chuyên gia Lister cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ khó có khả năng tự mình đáp trả đòn không kích của Nga và khiến tình hình thêm leo thang. Tuy nhiên, Idiz nói Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng đáp trả nhằm vào lực lượng chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn.
Hôm 27/10, một ngày sau trận không kích của Nga, các nhóm phiến quân đối lập nã hàng trăm quả rocket và đạn pháo nhằm vào tiền đồn của lực lượng chính phủ Syria ở khu vực phía tây bắc.
"Nếu một trong những quả đạn này đánh trúng mục tiêu nhạy cảm của chính phủ Syria hoặc tiếp diễn, chúng ta sẽ thấy các đòn tấn công ăn miếng trả miếng, đẩy các bên vào vòng xoáy thù địch không thể kiểm soát", Lister nói.
Một cuộc xung đột toàn diện mới sẽ là thảm họa với người dân Idlib vốn đã mệt mỏi vì chiến sự và đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 trong lúc mùa đông đến.
"Chừng nào tương lai của Idlib còn xoay quanh tính toán khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nơi này sẽ tiếp tục được hai bên dùng làm thứ để mặc cả", chuyên gia Khalifa cảnh báo.
Bán con sơ sinh lấy tiền mua quần áo cho con lớn Bán con thứ tư mới sinh cho một cặp vợ chồng với giá hơn 300 USD, bà mẹ người Nga dùng tiền này để mua bánh ngọt, quần áo cho những đứa con khác của mình. Chechena - bà mẹ người Nga - đã bán con sơ sinh với giá 325 USD. Ảnh: DS. Chechena (30 tuổi, ở Krasnoyarsk) có ba con đang...