Nga: Sẵn sàng đàm phán với phương Tây để trao đổi tài sản bị phong tỏa
Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga, ông Dmitry Birichevsky cho biết Moskva sẵn sàng đối thoại nếu phương Tây muốn đối thoại với Nga về trao đổi tài sản bị phong tỏa giữa hai bên.
Dmitry Birichevsky, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Twitter
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputiknews, ông Birichevsky cho biết: “Dường như kế hoạch trao đổi (tài sản) lẫn nhau do Nga đề xuất có thể thu hút sự quan tâm của các đối tác phương Tây… Nếu bên kia sẵn sàng đối thoại, chúng tôi sẵn sàng đối thoại…”.
Ông Birichevsky cho biết thêm những tín hiệu đến từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khó có thể được coi là lạc quan, đồng thời cảnh báo Moskva sẽ có hành động tương xứng nếu phương Tây tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga.
Video đang HOT
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine năm 2022, Mỹ và các đồng minh đã ra lệnh cấm các giao dịch với Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính Nga. Bên cạnh đó, lệnh cấm này cũng phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Chính phủ Nga ở các nước phương Tây. Ngân hàng trung ương Nga từng xác nhận rằng nước này có khoảng 300 tỷ USD tài sản đang bị đóng băng ở phương Tây. Tổng dự trữ ngoại tệ và vàng của Nga đạt 612 tỷ USD vào thời điểm đó.
Các quan chức Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc phương Tây tịch thu tài sản nhà nước của Moskva là trái với nguyên tắc của thị trường tự do. Một số quan chức Nga cho rằng nếu tài sản của Nga bị tịch thu thì tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài bị mắc kẹt ở Nga có thể phải đối mặt với số phận tương tự. Hầu hết các tài sản này cũng bị Moskva phong tỏa.
Báo Financial Times ngày 28/12 dẫn các nguồn tin cho biết Đức, Pháp, Italy và Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra dè dặt trước ý tưởng của Mỹ tịch thu tài sản của Nga và cho rằng trước tiên cần cân nhắc tính hợp pháp của biện pháp này.
EU, Anh và Pháp đã nhấn mạnh rằng số tiền nhận được thông qua việc tịch thu sẽ không dễ dàng tiếp cận được và cũng sẽ không đủ để trang trải cho nhu cầu tái thiết của Ukraine. Ngoài ra, các nước lưu ý rằng việc tịch thu tài sản của Nga không nên gây phương hại đến việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho Kiev vào năm 2024.
Mỹ đã đề xuất các nhóm làm việc từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tìm cách thu giữ tài sản bị đóng băng trị giá 300 tỷ USD của Nga. Với sự hỗ trợ của Anh, Nhật Bản và Canada, Mỹ đề nghị đưa nội dung tịch thu tài sản của Nga vào chương trình nghị sĩ cuộc họp G7 có thể diễn ra vào ngày 24/2/2024.
Hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc-Nga ngày càng trở nên sâu sắc
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga-Ukraine bước sang năm thứ hai và Nga chịu nhiều lệnh trừng phạt của Phương Tây, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn của Nga với các mặt hàng về dầu khí và ngũ cốc.
Thu hoạch lúa mỳ tại cánh đồng ở vùng Krasnoyarsk của Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Trung Quốc ngày 19/9 kêu gọi tăng cường kết nối xuyên biên giới với Nga và hợp tác thương mại, đầu tư hai bên sâu sắc hơn.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov đã có các cuộc thảo luận "chuyên sâu" về hợp tác kinh tế với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào tại Bắc Kinh ngày 19/9.
Trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-Nga ngày càng trở nên sâu sắc và "vững chắc" hơn dưới "sự chỉ đạo chiến lược" của hai nhà lãnh đạo.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ hai và Nga chịu nhiều lệnh trừng phạt của Phương Tây, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn của Nga đối với các mặt hàng về dầu khí và ngũ cốc.
Tuần trước, Công ty United Oil-and Gas-Chemical của Nga và Công ty Phát triển Công nghiệp Xuan Yuan của Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một tổ hợp vận chuyển dầu gần một cây cầu đường sắt nối thị trấn Nizhneleninskoye của Nga với Tongjiang của Trung Quốc khi Nga đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra khỏi châu Âu.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc và Nga ngày càng cần tăng cường giao dịch ngũ cốc trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu tiếp tục bị thắt chặt. Việc xây dựng Hành lang Ngũ cốc nối Nga với Hắc Long Giang, vựa lúa mỳ phía Đông Bắc của Trung Quốc, sẽ giúp tăng cường an ninh lương thực của nước này.
Hồi đầu tháng 9/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Hắc Long Giang sẽ trở thành cửa ngõ "quan trọng" cho sự mở cửa của Trung Quốc ở phía Bắc, đồng thời cho rằng tỉnh này phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh lương thực và năng lượng.
Tướng quân đội Ba Lan nhận định về mục đích chuyến thăm Warsaw của Tổng thống Ukraine Ngoài các chủ đề thảo luận về mối quan hệ song phương giữa Kiev-Warsaw, một vị tướng của Ba Lan cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Ukraine nhằm chuẩn bị cho đàm phán với Nga. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau ngày 23/8/2022 tại Kiev. Ảnh: tvpworld.com Theo hãng thông tấn PAP (Ba...