Nga sẵn sàng cung cấp miễn phí phân bón cho các quốc gia nghèo
Một lượng lớn phân bón của Nga đang bị giữ lại tại các cảng hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội nghị SCO ngày 16/9. Ảnh: AFP
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp miễn phí 300.000 tấn phân bón hiện nằm tại các cảng của EU, do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt, cho các quốc gia đang phát triển.
Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan hôm 16/9, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông đã thảo luận về vấn đề xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp với Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres.
Cuối tháng 7 vừa qua, Moskva và Kiev đã ký thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen tại cuộc đàm phán do LHQ làm trung gian ở Istanbul. Thỏa thuận cũng sẽ cho phép Nga cung cấp phân bón và hàng hóa thực phẩm đến các thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, giới chức Nga đã nhiều lần chỉ trích phương Tây không tôn trọng thỏa thuận này.
Video đang HOT
Trong khi Tổng thống Vladimir Putin hoan nghênh quyết định cho phép phân bón của Nga tiếp cận thị trường EU, ông lại chỉ trích việc liên minh này chỉ cho phép các nước thành viên mua chúng.
“Hóa ra chỉ có họ mới có thể mua phân bón của chúng tôi. Còn các nước đang phát triển, các nước nghèo nhất trên thế giới thì sao?”, nhà lãnh đạo Nga đặt câu hỏi.
Ông Putin yêu cầu TTK LHQ thúc đẩy Ủy ban châu Âu cho phép phân bón của Nga tiếp cận các thị trường mới nổi.
Ngày 15/9, Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vassily Nebenzia lên tiếng khẳng dịnh các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với Moskva vì cuộc xung đột Ukraine vẫn đang cản trở hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga ra thị trường toàn cầu, bất chấp các thỏa thuận trước đó.
Ông cũng lên án việc các quan chức EU cấm các hãng vận tải châu Âu vận chuyển phân bón của Nga đến châu Phi, châu Á hoặc châu Mỹ Latinh, trong khi lại cho phép giao hàng đến các nước EU.
Các công ty Mỹ lách lệnh trừng phạt Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ
Các công ty Mỹ đã rút khỏi Nga do áp lực trừng phạt của phương Tây đang tìm cách giao thương bí mật với Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tờ Yeni Safak, một số công ty muốn lách các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga và đang mời các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành kinh doanh chung và trả một khoản hoa hồng nhất định. Số lượng các đề xuất làm ăn chung như vậy từ các công ty Mỹ đã tăng lên trong những tháng gần đây.
Các công ty Mỹ đang tìm cách nhập khẩu một loạt hàng hóa của Nga, trong đó có các sản phẩm hóa dầu, nhiên liệu khoáng, kim loại quý và đá, ngũ cốc, sắt thép, phân bón, hóa chất vô cơ, thủy sản và đồ uống có cồn.
Theo tờ Yeni Safak, các công ty Mỹ muốn tận dụng mối quan hệ tốt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Họ cũng muốn tận dụng các công ty Thổ Nhĩ Kỳ vốn có hậu cần tốt trong khu vực.
Nhiều công ty quốc tế có trụ sở chính tại Mỹ đã huy động các công ty con tại các khu thương mại tự do Dubai để phối hợp làm ăn kinh doanh như vậy.
Các doanh nghiệp Mỹ đã phải chịu thiệt hại đáng kể khi rút khỏi thị trường lớn của Nga. Mỹ đã thâm hụt thương mại 23,3 tỷ USD với Nga vào năm 2021.
Trước đó, tờ The Economist nhận định các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt của phương Tây đối với Nga cho đến nay vẫn chưa thể mang lại kết quả như mong đợi.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội của Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, ít hơn nhiều so với mức giảm 15% mà các chuyên gia dự báo hồi tháng 4. Ngoài ra, doanh thu bán năng lượng của nước này sẽ tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai 265 tỷ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Hơn nữa, sau khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể kích hoạt suy thoái ở châu Âu. Giá khí đốt ở châu lục này đã tăng thêm 20% trong tuần này. Giới chuyên gia nhận định tất cả những vấn đề trên đã cho thấy hậu quả trực tiếp của các biện pháp trừng phạt Nga.
Giới phân tích nhận định lỗ hổng lớn nhất của các biện pháp trừng phạt Nga chính là lệnh cấm vận toàn bộ hoặc một phần đã bị trên 100 quốc gia chiếm 40% GDP thế giới không ủng hộ. Tờ báo cho rằng một nền kinh tế toàn cầu hóa vẫn có khả năng thích ứng tốt với các cú sốc và biến điều đó trở thành cơ hội, đặc biệt khi hầu hết các quốc gia không muốn thực thi chính sách của phương Tây.
Bia khan hiếm, lợn gà dồn đống: Khủng hoảng phân bón làm đình trệ chuỗi thực phẩm châu Âu Hóa đơn năng lượng tăng vọt ở châu Âu đang gây ra làn sóng ngừng hoạt động tại các nhà máy phân bón lớn trên khắp châu lục, dẫn đến gián đoạn hoạt động của các nông trại, nhà chế biến thực phẩm, và cả các nhà sản xuất bia. Sản xuất bia và thịt bị ảnh hưởng do các nhà máy phân...